Gỗ tự nhiên có các đường vẫn gỗ màu sắc độc đáo mà các loại gỗ công nghiệp không thể bắt trước được. Bề mặt gỗ dù được mài nhẵn vẫn có cảm giác thô ráp và nó dễ bị thấm nước tạo nên các vết ố. Nhưng khi nhìn vào những món đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên đã hoàn thiện, bạn có thể thấy một lớp bề mặt trong suốt, khi chạm vào có cảm giác mượt mà, dễ chịu, khi nhòn vào thấy gỗ bóng đẹp. Đó là các nhà sản xuất đã sử dụng sơn PU để bảo vệ và làm tăng tính thẩm mỹ cho gỗ tự nhiên. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Sàn Đẹp tìm hiểu về loại sơn này, cách pha sơn để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Sơn PU là gì?
Sơn PU là tên viết tắt của sơn Polyurethane tồn tại ở 2 dạng trong đó sơn PU dạng cứng được sử dụng và vecni đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như giường, tủ, bàn ghế, và sơn PU dạng bọt để làm nệm mút cho các ghế ngồi trong xe hơi hoặc bảo vệ các dụng cụ dễ vỡ, bảo vệ và vận chuyển các thiết bị
Sơn PU có các thành phần hóa học đặc biệt như sau:
- Chất kết dính: polyisocyanate hoặc polyols biến tính có sẵn nhóm isocyante chưa bị kích hoạt (đối với loại sơn 1 thành phần) polyols hoặc polyester polyols (đối với loại sơn 2 thành phần 2K PU).
- Chất đóng rắn: MDI, polyisocyanate (chỉ dành cho loại sơn PU hai thành phần).
- Màu: màu che phủ (titan dioxit, bari sunfat, carbon black,…) + màu độn (chỉ dành cho sơn PU màu).
- Hệ dung môi: Là các dung môi có tác dụng hòa tan, pha loãng chất kết dính và chất đóng rắn.
3 loại thành phần chính của sơn PU đó là:
- Sơn lót: để che khuyết điểm của mặt gỗ để màu sơn đẹp hơn và giúp làm phẳng bề mặt khi phun lên sản phẩm.
- Sơn màu: Thường có trong các loại sơn PU dành để sơn gỗ. Tùy theo yêu cầu và loại gỗ mà có nhiều màu sơn khác nhau.
- Sơn bóng: Để làm bóng về mặt của gỗ để làm cho gỗ luôn bóng, không thấm nước và dễ lau chùi hơn.
-> Bài viết tham khảo: Đại lý sàn gỗ giáng hương Lào cao cấp
-> Bài viết tham khảo: Đại lý sàn gỗ giáng hương Lào cao cấp
2. Ưu điểm của sơn PU
Sơn PU có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Chính vì thế mà nó đã được sử dụng trong suốt thời gian qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.
- Độ bền vượt trội
Với cấu trúc 3 lớp bao gồm: lớp lót, lớp màu, lớp bóng được liên hết chặt chẽ với nhau và bám dính tốt trên các bề mặt gỗ, giúp lớp sơn bền màu, làm tăng cường độ bền tổng thể. Nó còn có tác dụng chống tia cực tím tốt nên giữ cho gỗ không bị đổi màu. Sơn PU cũng khó bị bong tróc khi tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài.
- Chống thấm nước và hóa chất
Bề mặt sơn căng, mịn được hình thành khi các phân tử của sơn sàn PU đi vào các lỗ nhỏ trên vật liệu làm cho chất lỏng không thểm thẩm thấy và được. Mà nó ngưng tụ và đọng lại trên mặt gỗ giúp việc lau chùi dễ dàng.
- Làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm
Sơn PU chống thấm tạo độ bóng bẩy cho bề mặt gỗ giúp nó trông nắt mắt hơn, đẹp hơn, có thể phản chiếu các ánh sáng tương đối tốt tạo nên sự huyền ảo cho không gian.
- Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng
Nhờ đặc tính chống ẩm, không thấm nước và hóa chất, bề mặt bóng nên các sản phẩm được bao phủ bằng sơn PU không bám bẩn, dễ dàng lau chùi.
- Dễ thi công
Sơn PU nhanh khô nên khi thi công tiết kiệm được thời gian, chi phí
- Chống côn trùng
Sơn PU là một hợp chất hóa học nên không bị mối mọt, côn trùng ăn, không bị nấm mốc. Khi nó bao phủ bề mặt đồ gỗ cũng có tác dụng bảo vệ đồ gỗ khỏi nấm mốc, mối mọt.
- Chịu nhiệt cao
Sơn Polyurethane có khả năng chịu nhiệt vượt trội. Chính vì thế nó cũng góp phần bảo vệ đồ gỗ ít bị giãn nở bởi nhiệt.
-> Tham khảo thêm: Sàn gỗ ngoài trời bao nhiêu tiền 1m2
-> Tham khảo thêm: Sàn gỗ ngoài trời bao nhiêu tiền 1m2
3. Nhược điểm của sơn PU
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên thì sơn PU cũng có một số nhược điểm như:
- Có mùi nồng khi tồn tại ở dạng lỏng nên hơi khó ngửi khi thi công. Nhưng mùi hắc này sẽ biến mất khi sơn khô lại.
- Khi thi công cần đảo bảo bề mặt sản phẩm sạch sẽ, khô, không có bụi bẩn để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
- Ở nhiệt độ nhất định, sơn PU có thể sẽ sinh ra khí độc đó là một số khí nhà kính có tác động tiêu cực đến bầu khí quyển.
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ tự nhiên loại 1, đều màu
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ tự nhiên loại 1, đều màu
4. Các loại sơn PU hiện có
Hiện nay trên thị trường có 3 loại sơn PU phổ biến nhất và có ứng dụng nhiều nhất trong đời sống. Mỗi loại sẽ có những ưu – nhược điểm riêng và được ứng dụng cho các bề mặt khác nhau.
4.1. Sơn PU - 1K
Sơn PU - 1K là hệ sơn 1 thành phần được làm từ alkyd cao cấp và nhựa PU. Loại sơn này có tất cả các hệ màu được sử dụng cho các loại đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất, gốm, kim loại.
- Ưu điểm nổi bật của sơn PU – 1K: khả năng nám dính tốt, bền uốn tốt, độ cứng cao, không phai màu, chụi thời tiết, chống ô vàng, màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao, hàng lượng rắn cao, dễ sử dụng.
- Nhược điểm: không chống trầy, không kháng được dung môi.
4.2. Sơn PU vinyl
Đây là loại sơn có đặc tính khổ nhanh được sản xuất sử dụng cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Nó được dùng làm sơn lót và phủ trên trên về mặt gỗ, gốm, kim loại.
- Ưu điểm của sơn PU vinyl: nhanh khô, bám dính tốt, bền uốn tốt, màng sơn trong suốt, dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Có độ cứng vừa phải
Nhược điểm: độ cứng vừa phải
4.3. Sơn PU giả gỗ
Đây là loại sơn chuyên dùng để tạo màu cho vân gỗ, giữ lại nét đẹp của gỗ tự nhiên làm tăng giá trị cho sản phẩm. Hệ sơn này có 2 thành phần đó là:
- Glaxe: có cả hệ nước và hệ dầu, nó tạo màu cho nền và tim gỗ mà không làm mất tính tự nhiên của gỗ. Glaxe có đa dạng màu sắc để đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng dù là khó tính nhất. Glaze được sản xuất dành cho phương pháp lau.
- Stain: để tạo màu trong suốt cho gỗ giúp tạo nên cảm giác chiều sâu khi nhìn vào góp phần làm tăng giá trị của gỗ. Stain cũng có rất nhiều màu sắc và được sản xuất dành cho phương pháp phun, xịt nên đều màu hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sắc cho thợ thi công.
5. Cách pha sơn PU cho đồ gỗ và quy trình sơn PU
Trước đây, để đánh bóng gỗ thì mọi người thường dùng vecni nhưng nó có khá nhiều nhược điểm như bị oxi hóa, dễ bong tróc. Sơn PU được sử dụng phổ biến hiện nay để thay thế cho vecni vì nó làm cho gỗ bóng đẹp hơn, bền hơn. Nhưng để sơn đạt được hiệu quả tốt nhất thì bên cạnh việc lựa chọn loại sơn tốt thì cách pha sơn và sơn đúng cách đóng vai trò rất quan trọng.
5.1. Công thức pha chế sơn PU
- Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
- Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (tùy theo sở thích của khách hàng mà gia giảm tinh màu cho phù hợp)
- Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
5.2. Các bước sơn PU đẹp
Để có lớp sơn PU mịn, màu đẹp, không bị loang nổ, lợ cợn thì bạn cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Vệ sinh đồ gỗ
Dù là đồ gỗ mới hay cũ, bạn cần sử dụng giấy nhám để chà sạch lớp sơn cũ, làm bề mặt gỗ mịn giúp cho việc bám dính sơn tốt hơn. Nếu không loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ sẽ làm các lớp sơn chồng lên nhau làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. Sau đó, lau rửa sạch bề mặt gỗ và để cho gỗ khô hoàn toàn.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót PU
Lớp sơn lót không màu đóng vai trò rất quan trọng vì nó có tác dụng che lấp các khuyết điểm của bề mặt gỗ, làm lớp bám dính chắc chắn trên bề mặt đồ gỗ.
Khi thực hiện sơn lót PU, bạn chú ý phải sơn đều, đợi đến khi khô mới phun lớp tiếp theo. Cách pha sơn theo tỷ lệ 2:1:3 như đã nói ở trên nhưng bạn có thể gia, giảm theo yêu cầu hoặc cho thêm các chất phụ gia khác để chiều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Nhưng việc khô nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nổi bọt khí và mất nhiều công sức để sửa chữa.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Bạn chà nhám lại bề mặt gỗ và làm sạch bề mặt một lần nữa. Sau đó sơn lót lần thứ 2 để làm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn. Cách thực hiện sơn như ở bước 2 và thời gian chờ khô là 25 - 30 phút.
Bước 4: Phun sơn màu PU
Công đoạn sơn màu cũng được thực hiện 2 lần. Trong đó lần đầu chỉ sơn 90% lên sản phẩm. Sau đó sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ để hoàn thiện 100% màu được yêu cầu. Chính vì vậy mà màu ở lớp sơn thứ 2 đậm hơn ở các chỗ thiếu màu. Màu sơn PU sẽ quyết định toàn bộ màu sắc của sản phẩm. Bạn nên lúc 15 h để đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho việc sơn màu.
-> Có thể bạn quan tâm: Phào chỉ PS là gì? Phào chỉ PU là gì? Đặc điểm và so sánh
-> Có thể bạn quan tâm: Phào chỉ PS là gì? Phào chỉ PU là gì? Đặc điểm và so sánh
Bước 5: Phun sơn bóng PU hoàn thiện bề mặt gỗ
Đợi lớp sơn màu khô hoàn toàn thì ta tiền hành phun lớp sơn bóng lên bề mặt đồ gỗ. Nếu lớp sơn màu chưa khô mà ta phun sơn bóng lễ sẽ làm hỏng màu, bề mặt gỗ trở nên loang nổ và bề mặt không có độ căng bóng hoàn hảo. Khi thực hiện lớp sơn này, cần tránh nhưng nơi nhiều gió bụi.
Bảo quản: Quá trình từ sơn lót đến khi sơn khô hoàn thiện cần từ 12h đến 16h. Vì vậy trong thời gian này không nên vận chuyển hoặc chạm lên bề mặt của đồ gỗ. Sơn PU giúp cho đồ gỗ bóng đẹp nên bạn cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi bụi bẩn để đồ gỗ của bạn luôn bóng đẹp như mới trong thời gian dài.
Lưu ý khi sơn thì những người thợ lành nghề khuyên bạn nên sơn hình vòng cung để làm nổi bật các đường vân gỗ và không bỏ sót các điểm góc cạnh trên bề mặt gỗ. Bạn nên phun sơn bắt đầu từ những cạnh của đồ gỗ và di chuyển nhanh đến vùng giữa và dừng phun sơn khi đã đi qua rìa.
1kg sơn PU sơn được bao nhiêu m2?
Để tính toán chính xác được định mức sơn PU cho diện tích công trình, bạn cần phải hiểu được mức sơn lý thuyết từ nhà sản xuất và lượng sơn thực tế khi thi công.
6. 1kg sơn Pu sơn được bao nhiêu m2
Mỗi hãng sơn PU đều có những định mức độ bao phủ lý thuyết. Như vậy, khi biết được diện tích bề mặt gỗ cần sơn thì bạn sẽ tính toán được số lượng sơn PU cần dùng. Sau đây là thống kê định mức sơn PU của 6 thương hiệu nổi tiếng, chất lượng sơn vượt trội trên thị trường. Theo thống kê định mức sơn dầu lý thuyết của vài thương hiệu sơn PU nổi tiếng với chất lượng vượt trội ở trên thị trường thì 1kg sơn PU sơn được từ 3m2 đến 7m2 tùy loại.
Việc tính toán 1kg sơn PU sơn được bao nhiêu m2 còn dựa vào kỹ thuật, kinh nghiệm của thợ thi công và nhu cầu của người sử dụng cho đồ gỗ.
Đối với những người thợ thi công có kinh nghiệm và kỹ thuật sơn tốt thì sẽ tiết kiện sơn khi thi công. Còn những ngời thợ mới, thợ không có kinh nghiệm thì khi sơn sẽ có nhiều sai sót dẫn đến việc hao hụt sơn, làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Như vậy, định lượng sẽ là:
- 1kg sơn PU sơn được khoảng 3 – 5 m2 đối với thợ chưa nhiều kinh nghiệm.
- 1kg sơn PU sơn được khoảng 6 – 8 m2 đối với thợ có tay nghề và kỹ thuật ở mức trung bình.
- 1kg sơn PU sơn được khoảng 9 – 10 m2 đối với thợ thi công giỏi, lành nghề.
Kết luận
Sơn PU đóng vai trò quan trọng khi hoàn thiện đồ gỗ nội thất, ngoại thất. Nó làm tăng giá trị của gỗ hơn và giúp cho đồ gỗ được bảo quản tốt hơn, nâng cao tuổi thọ của gỗ.
-> Tham khảo thêm: Làm sàn nhựa giả gỗ giá rẻ
-> Tham khảo thêm: Làm sàn nhựa giả gỗ giá rẻ