Vữa tự san phẳng. Ưu điểm và hướng dẫn thi công

Hiện nay vữa tự san phẳng (Self-leveling mortar) không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam khi các chủ công trình muốn yêu cầu độ phẳng tuyệt đối, mặt sàn nhẵn mịn, chất lượng, tiến độ thi công nhanh.
Hẳn là có rất nhiều người không biết vữa tự san phẳng là gì? Kết cấu thế nào, có những ưu – nhược điểm ra sao? Sử dụng cho những công trình gì? Giá bao nhiêu? Có dễ thi công không?
Để giúp bạn có đầy đủ thông tin, kiến thức về vữa tự san phẳng, Sàn Đẹp sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những vấn đề này.

1. Vữa tự san phẳng là gì?

Vữa tự san phẳng hay còn gọi là vữa tự san bằng, xi măng san lấp mặt bằng là loại vật liệu lát sàn đặc biệt, có tính lỏng cực cao. Trong thành phần có chứa những chất phụ gia đặc biệt giúp nó có khả năng tự chảy chàn bề mặt cốt nền. Nó có tác dụng bù lấp những khuyết tật của nền nhà và giúp mặt bằng khi hoàn thiện nhẵn mịn, bằng phẳng để thi công các lớp tiếp theo như sơn Epoxy, polyurea, trải thảm hay lát sàn gỗ.

2. Thanh phần cấu tạo của vữa tự san bằng phẳng

Vữa tự san bằng có cấu tạo tương tự như các loại vữa khác với thành phần chính là xu măng đặc biệt kết hợp nhựa Copolymer, anhydrite và các hạt cát mịn, các chất phụ gia khác mang đến độ bám dính tốt, chống thấm và chống mài mòn tuyệt vời.
Anhydrit là một khoáng chất được sử dụng thay thế cho xi măng poóc lăng. Loại vật liệu này được sử dụng phổ biến thời gian gần đây bởi nó ít phát thải chất độc hại. Ưu điểm của thành phần này đó là khả năng kết dính vữa để tạo ra một lớp phủ có độ dày tối thiểu nhưng vẫn làm phẳng bề mặt.
Các chất phụ gia để làm nên hỗ hợp vữa tự san phẳng đó là:
- Chất siêu lỏng: tạo ra tính chảy lỏng, tự chảy tràn đặc chưng cho vật liệu.
- Phụ gia chống co ngót: sử dụng để kiểm soát sự con ngót của vật liệu do lượng nước dư thừa trong hỗn hợp.
- Phụ gia tạo khí: làm tăng độ dẻo, giảm tỷ trọng của hỗn hợp.
- Chất điểu chỉnh độ nhớt: giúp các thành phần hòa quyệt với nhau, cát không bị lắng xuống đáy.
-> Tham khảo thêm: Báo giá sàn sơn Epoxy tại Hà Nội
vữa tự san phẳng đẹp

3. Công dụng của vữa tự san phẳng

Vữa tự san bằng được tạo ra để cải thiện lớp nền nhà để tạo ra tính đồng nhất, liên tục và đồng nhất trên toàn bộ bề mặt nền. Dòng sản phẩm này được sử dụng trong các công trình như sau:
- San lắp mặt bằng các công trình mới hoặc đang cải tạo trong xây dựng để làm sàn Epoxy, PU, sàn gỗ, …
- Các dự án yêu cầu bu lông neo dưới sàn cho máy móc.
- Máy móc hỗ trợ, cột, dầm và các yếu tố kết cấu khác.
- Sửa chữa bê tông, trong kết cấu bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường, ví dụ như đá muối.

4. Vữa tự san phẳng có tốt không?

Vữa tự san bằng hiện nay đã có mặt trong các cửa hàng vật liệu xây dựng ở khắp các tỉnh thành, huyện, xã … Có nên dùng vữa tự san phẳng không? Những ưu điểm nổi bật sau của sản phẩm sẽ chứng minh tại sao loại vật liệu này ngày càng được ưa chuộng.

- Có khả năng kết dính tốt

- Chống mài mòn cơ học cao

- Thi công dễ dàng, nhanh chóng do cơ chế tự chảy tràn nên tiết kiệm chi phí nhân công, không cần sử dụng dụng cụ phức tạp

- Tạo ra bề mặt hoàn thiện tuyệt vời, đồng nhất

- Có khả năng đóng rắn nhanh nên trong điều kiện môi trường đông kết lý tưởng, nó có thời gian khô nhanh

- Phù hợp khi thi công bằng bơm vữa, điều chỉnh độ sệt bằng nước

- Sử dụng trên nhiều loại bề mặt nền như: nền bê tông, sàn vinyl, gạch men,… trong các điều kiện môi trường khác nhau

- Phù hợp khi sử dụng hệ thống sửa sàn, cách nhiệt, cách âm.
-> Tham khảo thêm: Giá sàn nhựa giả gỗ ngoài trời tại Hà Nội
vữa tự san phẳng

5. Cách thi công sàn vữa tự san phẳng đúng kỹ thuật

Khi thi công sàn vữa tự san bằng cần chú ý đến những khuyến cao của nhà sản xuất như sau:

- Pha vữa với nước sạch theo tỉ lệ ghi trên nhãn là thi công ngay

Tỷ lệ trộn vữa với nước sạch hay trộn hai thành phần A-B xem trên bao bì sản phẩm, định mức tiêu thụ vật tư: 2 kg/1 m2/ dày 1mm

Thời gian thi công: khoảng 20 – 30 phút kể từ lúc bắt đầu trộn vữa với nước và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Bề mặt sau khi thi công xong cần tránh tác động cơ học trong vòng tối thiểu 24 giờ. Vì thế mà khi công lớp kế tiếp sau 24 h đến 2 ngày tùy thuộc vào độ dày lớp vữa, nhiệt độ, độ ẩm môi trường để lớp vữa trước đó khô, ổn định.

Quy trình thi công vữa tự san bằng đúng kỹ thuật

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt nền

Vệ sinh sạch sẽ về mặt nền để vữa bám dính tốt với mặt nền. Bề mặt phải cứng và nhất quán.

Với mặt nền có nhiều mảng vữa xi măng cần phải dùng máy mài, bàn chải sắt cọ sạch.

Nếu thi công vữa trên bề mặt kim loại thì cần được làm sạch dầu mỡ, rỉ sét, sơn, vật liệu sơn phủ cũ còn sót lại.

Phải trám trét, sửa chữa bằng các vết nứt bằng sản phẩm đặc biệt.

Các khe co giãn phải được bảo dưỡng.

Hút bụi và rửa sạch sàn bằng nước.

Bước 2: Quét lớp lót

Thông thường không cần quét lớp lót khi nền nhà đạt tiêu chuẩn. Nhưng có nhiều nền nhà hút nước hoặc tỏa nhiệt thì cần phải dùng một lớp vữa pha thêm 10% nước để quét lót bề mặt, tránh tạo thành lỗ bọt khí và làm tăng độ bám dính của vữa với mặt nền.

Bước 3: Khuấy trộn vữa

Định lượng nước và vữa theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Đổ nước vào thùng rồi cho từ từ vữa vào thùng nước. Dùng máy trộn chạy với tốc độ thấp (tối đa 600 vòng/phút) để trộn vữa tạo ra hỗ hợp đạt độ đồng nhất cao nhất. Thời gian trộn tối thiểu là 3 phút.

Bước 4: Thi công vữa tự san bằng

Đổ hỗn hợp vữa vừa trộn lên mặt nền nhà. Nếu mặt nền lớn thì sau khi cán vữa nên cắt tạo khe co dãn tối đa 4 x 4 m.

Dùng bàn gạt răng cưa (chiều cao chân răng phụ thuộc vào độ dày của lớp) gạt đều vữa trên bề mặt.

Dùng lu gai chuyên dụng để lăn đi lăn lại để làm thoát bọt khí còn lại trong hỗn hợp vữa để đạt được lớp vữa bằng phẳng nhất.

Sau 24h lớp vữa tự san phẳng khô và cứng mặt thì bạn thi công các lớp tiếp theo.
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ nhựa ngoài trời tại Hải Phòng
cán vữa tự san phẳng

Cán vữa tự san phẳng

6. Vữa tự san phẳng dày bao nhiêu?

Độ dày của lớp vữa tự san phẳng phụ thuộc vào độ dày mà bạn muốn làm. Độ dày tiêu chuẩn tối thiểu từ 2 mm đến tối đa 25 mm. Nhưng thực tế có thể cán mỏng đến 1mm và dày đến 30mm.

7. Phân biệt vữa tự san bằng và vữa không co

- Vữa tự san phẳng gốc xi măng được dùng làm đều, chỉnh sửa, làm phẳng nền trước khi dán thảm, sàn nhựa vinyl, gạch men, san go cong nghiep … Tính năng chảy lỏng và cường độ nén vượt trội tạo bề mặt nhẵn, bền, cứng nên hoàn hảo cho các sàn tương đối bằng phẳng cần điều chỉnh độ phẳng và độ nhám nhỏ.

- Vữa không co là vật liệu tổng hợp gồm cát, xi măng, nước và phụ gia chọn lọc. Loại vật liệu này được sử dụng để chèn vào các vị trí: bu lông neo thiết bị, kết cấu trong các hốc chờ sẵn, neo thép đầu cọc, tạo các lớp đệm đỡ thiết bị phía trên các khối bê tông đã đổ trước, các khe hở giữa các chi tiết kết cấu và sửa chữa khuyết tật kết cấu … Loại vật liệu này dễ thi công bằng cách rót hoặc bơm vữa, độ chảy lỏng cao, kết dính tốt với bê tông hiện hữu …
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ công nghiệp Wilson 12mm chịu nước

Tin tức cùng loại