Ván gỗ HDF

Ván gỗ HDF là tên viết tắt của từ High Density Fiberboard – tấm gỗ sợi mật độ cao. Ván gỗ ép HDF khi hàn thiện được phủ lớp Melamine, Laminate hoặc dán một lớp gỗ tự nhiên veneer, sơn tĩnh điện có ứng dụng rộng rãi trong nội thất và cả ngoại thất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ván gỗ ép công nghiệp có mật độ gỗ, độ mịn của sợi gỗ khác nhau. Vậy ván gỗ HDF là gì, có cấu tạo và đặc điểm ra sao? Có đắt không hay có chịu nước tốt không? Các thông tin mà Sàn Đẹp cung cấp dưới đây sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi trên.

1. Ván gỗ HDF là gì? Cấu tạo của gỗ công nghiệp HDF

Ván gỗ công nghiệp HDF là dòng sản phẩm ván ép công nghiệp đã có mặt trên thị trường nhiều năm qua được sử dụng để thay thế cho gỗ tự nhiên có giá ngày càng đắt đỏ, khác phục được một số nhược điểm của gỗ tự nhiên như cong vênh, co ngót, kích thước. Ván gỗ ép công nghiệp HDF có thành phần là gỗ tự nhiên và một số chất phụ gia như keo kết dính, bột đồng, chất tạo màu … Nguồn nguyên liệu gỗ được sử dụng là cành cây, ngọn cây, gỗ thừa từ ngành sản xuất gỗ, các loại cây gỗ khai thác từ rừng trồng.
- Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF: Nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên được luộc, sấy bằng công nghệ cao đảm bảo chất lượng và thời gian nhanh để tách nước, nhựa. Sau đó chúng được nghiền thành bột mịn, trộn với keo và các chất phụ gia giúp tăng sự kết dính, kháng mối mọt và côn trùng. Cuối cùng, hỗn hợp này được đưa vào ép dưới áp xuất từ 850 – 900 kg/cm2.
- Kích thước: tấm ván gỗ HDF có độ dày phổ biến là 6mm – 24mm, khổ 2m x 2,4m.
Bề mặt của tấm gỗ HDF được chàn nhẵn, sau đó được phủ lên các lớp vật liệu khác nhau để tạo màu sắc cho sản phẩm. Trong đó thông dụng nhất là phủ lớp Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh trong suốt giúp bảo vệ bề mặt giữ cho lớp film ảnh mô phổ vân gỗ, đá, bê tông … bền màu và bảo vệ gỗ HDF khỏi các tác động của độ ẩm, nhiệt độ và hóa chất. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất còn tạo ra lớp phủ sơn tĩnh điện tạo ra cái nhìn hiện đại hoặc dán ván gỗ tự nhiên veneer để ván gỗ trông như gỗ tự nhiên nguyên khối solid nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều. 
sàn gỗ công nghiệp HDF chịu nước

2. Đăc điểm nổi bật của ván gỗ HDF

Trên thị trường hiện nay có các loại ván gỗ ép công nghiệp là MDF, MDF, HDF. Cách phân biệt các loại gỗ này là độ mịn của bột gỗ và tỷ trọng của gỗ trong một đơn vị diện tích. So với ván MDF và MFC thì ván HDF có nhiều ưu điểm nổi bật hơn.
- Bề mặt của ván gỗ HDF nhẵn, mịn, không thô ráp nên dễ dàng kết dính với lớp phủ bề mặt mang đến bề mặt hoàn thiện đẹp.
- Do được ép dưới áp suất lớn, tỷ lệ bột gỗ cao nên ván gỗ HDF chịu lực lốt, khó bị lún, gãy khi có lực lớn tác động hoặc va đập mạnh.
- Liên kết chặt chẽ giữa các phân tử gỗ với nhau, ít có khoảng trống giữa chúng giúp cho ván gỗ HDF ít giãn nở và co ngót trong các môi trường có độ ẩm và nhiệt độ khác nhau.
- Nhờ sự chắc chắn nên ván HDF cũng có khả năng tiêu âm và cách nhiệt tốt.
- Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại cùng các cam kết về bảo vệ môi trường cũng như các yêu cầu “sản phẩm sạch” nên ván gỗ HDF đạt các tiêu chuẩn E1, E0 rất an toàn với sức khỏe con người. 

3. Ván gỗ HDF có những loại nào?

Để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng về chất lượng cũng như giá cả nên trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại ván gỗ HDF có thành phần cấu tạo khác nhau. Các loại ván gỗ này được nhập khẩu và cả sản xuất trong nước. Thông qua sự chuyển giao công nghệ nên các sản phẩm ván gỗ HDF Việt Nam có chất lượng không thua kém các dòng sản phẩm gỗ HDF nhập khẩu đang chiếm thị phần lớn hơn. Có 2 loại ván ép HDF gỗ phổ biến là: 

3.1. Ván gỗ HDF cốt trắng

Đây là loại ván gỗ ép chủ yếu được nhập khẩu từ châu Âu. Đây là loại phổ biến nhất và có đặc điểm nhận dạng là màu trắng ngà của gỗ tự nhiên mà không pha tạp các hóa chất hay phẩm màu công nghiệp nên rất an toàn với sức khỏe. Gỗ HDF lõi trắng được sử dụng rộng rãi nhờ bề mặt mịn, không có dăm gỗ, giữ nguyên vẹn màu sắc của lớp phủ bề mặt. 

3.2. Gỗ HDF cốt xanh

Loại ván gỗ HDF lõi xanh đang được sử dụng tại Việt Nam rất nhiều do được quảng cáo là có khả năng chịu nước tốt hơn các loại cốt khác. Dòng sản phẩm này có màu xanh đặc trưng nhờ có thành phần oxit nhôm nên khả năng chịu nước tốt hơn loại lõi trắng và lõi đen. Tuy nhiên dòng ván gỗ HDF cốt xanh rất đắt do loại ván cao cấp này yêu cầu dây chuyền sản xuất hiện đại, thành phần oxit nhôm có giá cao. Những loại ván được quảng cáo lõi xanh trôi nổi trên thị trường giá rẻ chủ yếu dược nhuộm phẩm màu công nghiệp để qua mắt khách hàng, bán với giá cao nhưng không có khả năng kháng ẩm, chịu nước tốt. Ngoài ra, chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do sử dụng phẩm màu công nghiệp. 

3.3. Ván gỗ HDF cốt đen

Loại ván gỗ HDF lõi đen là dòng sản phẩm cao cấp nên ít được bày bán rộng rãi trên thị trường. Loại ván gỗ mày được ép dưới áp lực cực cao lên đến 1000kg/m3 nên nó có khả năng chịu nước vượt trội, chống chịu lại các tác động lực và các tác động từ môi trường, chống mối mọt. Tuy nhiên, khách hàng khi lựa chọn dòng sản phẩm này cũng cần tỉnh táo, tham khảo các dấu hiệu nhận biết từ các chuyên gia để tránh nhua phải hàng nhái kém chất lượng mà giá cao.
ván gỗ HDF acrylic

Màu sắc ván gỗ phủ sơn Acrylic

4. Các lớp phủ gỗ HDF trên thị trường

Ván gỗ HDF thô là ván gỗ được sản xuất ra mà chưa được phỉ lớp bề mặt gì hết. Chúng là tấm phôi nguyên liệu để bán cho các cơ sở, các xưởng sản xuất đồ nội thất có ứng dụng và hình dáng phức tạp. Các lớp phủ trên ván gỗ HDF phổ biến nhất là:

4.1. Gỗ HDF Melamine

Đây là lớp phủ phổ biến nhất. Bề mặt melamine là lớp film vân gỗ, vân đám vân bê tông mài hoặc màu trơn được dán lên ván gỗ HDF, sau đó được phủ lớp oxit nhôm, sợi thủy tinh rất cứng để bảo vệ bề mặt không thấm nước, không bám bẩn, chịu lực, dễ vệ sinh, chống mài mòn. Ưu điểm của melamine là không cần phải sơn phết.

4.2. Gỗ HDF Laminate

Ván gỗ HDF phủ Laminate cũng giống như ván sàn phủ Melamine. Tuy nhiên, chất lượng của laminate tốt hơn nên giá bán cũng đắt hơn. Dòng sản phẩm này được các xưởng làm nội thất, xưởng mộc mua lại chỉ cần cắt gia công và dán cạnh mà không phải sơn phết. Ván gỗ HDF laminate được sử dụng nhiều nhất để làm ván sàn gỗ công nghiệp.

4.3. Gỗ HDF phủ Acrylic

Ván gỗ HDF được sơn phủ Acrylic hay còn gọi là acrylic trên cốt nền HDF là ván gỗ HDF được sơn phủ lớp sơn Acrylic đơn sắc, có độ bóng cao, màu sắc tươi sáng, cứng, khó trầy xước và chủ yếu được sử dụng làm đồ nội thất như cánh cửa, tủ bếp, tủ quần áo, giá kệ, giưởng, bàn học …  

4.4. Gỗ HDF phủ gỗ veneer

Tấm gỗ tự nhiên veneer có độ dày 2mm, 3mm được dán lên bề mặt tấm ván gỗ ép công nghiệp HDF bằng keo chuyên dụng. Chính vì thế mà khi sử dụng, tấm ván gỗ trông không khác gì sàn gỗ tự nhiên nhưng lại ổn định, không cong vênh hay rạn nứt như gỗ tự nhiên khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao. Dòng sản phẩm này cũng đang rất được ưa chuộng vì có mức giá rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều. Các loại gỗ veneer tự nhiên được sử dụng đó là gỗ có giá trị cao như: gỗ dáng hương, gỗ óc chó, gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ sồi, gỗ chiu liu, gỗ lim, gỗ pơ mu …
ván gỗ HDF laminate

Màu sắc ván gỗ phủ Laminate

5. Ván gỗ HDF chịu nước có tốt không?

Đây là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn các dòng sản phẩm ván gỗ ép công nghiệp vì họ lo ngại rằng cấu tạo bột gỗ dễ bị mất liên kết, bung nở khi gặp nước. Nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chúng tôi khẳng định rằng “cốt gỗ HDF chịu nước tốt” đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tỷ trọng gỗ cao.

So với các dòng ván gỗ công nghiệp MDF tỷ trọng chỉ từ 640kg/m3 - 700kg/m3, gỗ MFC từ 160kg/m3 - 450kg/m3 thì gỗ HDF là từ 850kg/m3 – 1.000kg/m3 nên tấm ván gỗ chắc, nặng, ổn định hơn. Một số thí nghiệm thực tế khi ngâm mẫu thử gỗ HDF vào nước trong 24h thì độ trương nỏ chỉ khoảng 3%-8% tùy loại. Chính vì thế mà các loại ván gỗ ép công nghiệp MFC, MDF chỉ được sử dụng tại các vị trí khô ráo, ít tiếp xúc với nước còn gỗ HDF lại được sử dụng làm ván lót sàn nhà. 

6. Giá gỗ HDF có đắt không?

Giá ván gỗ HDF phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần cấu tạo, tỷ trọng, xuất xứ, lớp phủ bề mặt, độ dày. Trên thị trường, giá gỗ HDF dao động từ 100.000đ/m2 - 500.000đ/m2.

- Loại ván gỗ HDF cốt trắng có giá rẻ hơn loại cốt xanh và cốt đen.

- Giá gỗ HDF cao hơn các loại gỗ MDF, MFC từ 0,5 – 1,5 lần.

- Giá các sản phẩm cốt gỗ HDF chỉ bằng ½ - 1/3 giá gỗ tự nhiên loại thông dụng. 

7. Cách lựa chọn gỗ HDF tốt

Hầu hết khách hàng thường chỉ mua sản phẩm hoàn thiện từ gỗ HDF nên rất khó để kiểm chứng chất lượng nó có tốt hay không. Họ chỉ có thể đặt niềm tin vào sự trung thực của đơn vị sản xuất và người bán hàng qua giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất đồ nội thất lại có thể lựa chọn ván gỗ ép công nghiệp HDF chất lượng cao để làm ra các sản phẩm chất lượng. Một số hướng dẫn để chọn ván gỗ tốt đó là:

- Xuất xứ: Ván gỗ HDF tại thị trường Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ các nước châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc và tại các nhà máy lớn của Việt Nam như An Cường, Pago, Newsky, Wilson. Những dòng sản phẩm này đều có các thông số kỹ thuật, chất lượng được kiểm chứng rõ ràng, giá bán được niêm yết, có phiếu xuất kho, sản phẩm dễ nhận biết khi có xuất xứ, tên thương hiệu được in ở mặt sau hoặc cạnh của tấm ván gỗ. Những dòng sản phẩm được gia công từ các nhà máy nhỏ lẻ ít có kiểm định chất lượng nên giá rẻ, có thể nhái các thương hiệu nổi tiếng. Do đó, khi mua hàng, bạn cần yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp các giấy tờ liên quan như CO, CQ.

- Thử khả năng chịu nước: Bạn hãy yêu cầu đơn vị cung cấp cho mình mẫu thử để ngâm chúng vào nước. Nếu gỗ có độ trương nở thấp và phục hồi kích thước khi phơi khô thì đó là cốt gỗ tốt. Nếu gỗ giãn nở không đồng đều, phồng rộp và khi co lại không về lại trạng thái ban đầu thì đó là cốt gỗ HDF kém chất lượng.

- Trọng lượng: Tấm ván gỗ ép HDF công nghiệp có trọng lượng càng cao thì mật độ gỗ càng lớn sẽ ổn định, chịu lực, chịu nước, cách âm, cách nhiệt tốt hơn.

- Ngoài ra, khi chọn mua sản phẩm cốt gỗ HDF, bạn cũng cần lựa chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn E1, E0 của châu Âu về nồng độ phát thải formaldehyde để giữ an toàn sức khỏe cho mình và những người xung quanh. 
tủ bếp gỗ HDF

Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ sơn Acrylic

8. Ứng dụng của gỗ HDF

Ván gỗ công nghiệp HDF nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên có nhiều ứng dụng trong đời sống con người, phù hợp với mọi yêu cầu thiết kế nội thất nhà ở đến các công trình thương mại. Các ứng dụng đó là: 

8.1. Sàn gỗ HDF

Sản xuất sàn gỗ công nghiệp là ứng dụng hàng đầu của vật liệu này. Ván sàn gỗ công nghiệp HDF đang được rất nhiều chủ nhà, chủ các công trình thương mại lựa chọn vì tính tiện dụng dễ lắp đặt, có độ bền cao, chống nước tốt, ít cong vênh, co ngót, có màu sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cao được sử dụng thay thế sàn gỗ tự nhiên ngày càng đắt đỏ. 

8.2. Làm kệ vách ngăn

Gỗ HDF có màu sắc đẹp, bề mặt mịn, khổ gỗ lớn, dễ thi công cắt CNC đẹp nên được sử dụng làm kệ trang trí, vách ngăn phòng rất đẹp, ổn định, có tuổi thọ cao. Các vách ngăn gỗ CNC được sử dụng nhiều trong các căn hộ chung cư để ngăn phòng khách với phòng bếp, khu vực thờ tự hoặc trong các văn phòng, nhà hàng mang đến sự riêng tư nhưng cũng thông thoáng cho không gian, giúp tiện kiệm diện tích với các căn phòng nhỏ. 

8.3. Làm đồ nội thất gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF có giá rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều, lại có nhiều màu sắc đa dạng, đẹp mắt nên phù hợp với nhiều sở thích, thiết kế nội thất khác nhau từ cổ điển đến hiện đại, từ phong cách Á Đông đến phong cách châu Âu sang trọng. Sự có sẵn và số lượng lớn, chất lượng tốt nên gỗ HDF có rất nhiều ứng dụng để làm đồ nội thất như sau:

- Làm tủ bếp: Ván gỗ HDF phủ Acrylic được ưa chộng để làm tủ bếp vì nó có độ bóng cao, trơn màu giúp cho nhà bếp trông sáng sủa, sạch sẽ và rộng rãi hơn.

- Bàn ghế: Tấm gỗ HDF vân gỗ hoặc đơn sắc được sử dụng làm mặt bàn học, bàn làm việc, bàn ăn, ghế ngồi tại các trường học …

- Kệ tivi, bàn trang điểm: Bạn không phải chi một số tiền lớn để sở hữu tủ tivi, bàn trang điểm bằng gỗ công nghiệp HDF. Các thiết kế kệ và bàn trang điểm đẹp mắt, màu sắc đơn giản, hiện đại, có các ngăn kéo, hộc để đồ tiện lợi.

- Giường gỗ HDF: Giường ngủ là nơi sẽ gắn bó với con người nhiều thười gian nhất và tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất. Gỗ HDF bền, chắc chắn, an toàn với sức khỏe lại có nhiều màu sắc hợp với mệnh của người nằm ngủ, giá rẻ đang rất được ưa chuộng thay thế giường gỗ tự nhiên hoặc ác loại giường khung sắt. Giường gỗ cũng được thiết kế hiện đại, có các ngăn kéo để đồ dưới gầm giường phù hợp với những căn hộ chung cư, nhà tập thể có diện tích nhỏ, khách sạn …

- Tủ quần áo: Đây cũng là ứng dụng không thể bỏ qua của ván gỗ công nghiệp HDF. Tủ gỗ HDF có độ bền cao, chắc chắn, chịu lực tốt, không biến dạng, cánh tủ không bị xệ và cong vênh như gỗ tự nhiên nên bạn có thể thoải mái chứa đựng đồ đạc.
- Ốp trang trí: Các tấm ván gỗ công nghiệp HDF còn được sử dụng để ốp tường, ốp trần nhà trang trí các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, bàn tiếp tân, các đại sảnh của các tòa nhà. 
giường gỗ HDF

Giường gỗ HDF đẹp, tiện dụng

9. Cách vệ sinh, bảo quản các sản phẩm là từ gỗ HDF

- Thường xuyên lau chùi bề mặt sản phẩm nhất là các mặt phẳng như mặt bàn, sàn gỗ, tủ bếp bắn dính dầu mỡ bằng vải mềm ẩm. Không nên lau bằng khăn ướt.

- Tránh sử dụn các hóa chất tẩy rửa nồng dộ cao làm mờ lớp bề mặt, làm bạc màu sản phẩm.

- Không gian nội thất cần khô ráo, tránh sử dụng gỗ công nghiệp trong các môi trường ẩm ướt. Những ngày trời nồm ẩm nên sử dụng máy hút ẩm hoặc quạt thông gió.

Kết luận: Như vậy, các thông tin bên trên do Sàn Đẹp cung cấp khá đầy đủ về dòng ván gỗ HDF. Chúng tôi cung cấp các dòng sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp cốt HDF trắng, xanh và đen chất lượng cao, chính hãng được nhập khẩu từ các nước Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ba Lan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và sản xuất tại Việt Nam. Quý khách hàng cần biết thông tin về bất kỳ loại ván sàn nào vui lòng gọi tới hotline 0916.422.522 để được tư vấn và báo giá sàn gỗ tốt nhất.

Tin tức cùng loại