Tấm lót sàn gác lửng bền, đẹp, chịu lực

Trong thiết kế nhà cấp 4, nhà ống, nhà kho thì việc tạo ra gác lửng đang trở thành một giải pháp vô cùng hiệu quả, giúp mở rộng không gian sống và sử dụng hợp lý.
Nếu bạn đang lựa chọn loại tấm lót sàn gác lửng phù hợp nhất. Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Sàn Đẹp

1. Gác lửng là gì?

Gác lửng hay còn goi là gác suốt hay tầng lửng, gác xép là một tầng trung gian giữa các tầng hoặc hoặc nằm bên trong tầng trệt. Gác lửng có độ cao từ 2,2m – 2,5m, diện tích gác xép không vượt quá 80% diện tích sàn của tầng trệt phía dưới.
Khác với vai trò truyền thống chỉ là không gian lưu trữ, công dụng của gác lửng còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nó có thể trở thành một phòng khách sang trọng, hoặc có thể biến thành một phòng ngủ tiện nghi, nơi thờ cúng hoặc phòng học … để tạo nên một ngôi nhà đa chức năng và đáp ứng đa dạng nhu cầu của gia đình.
sàn gác lửng đẹp tiện dụng

Mẫu gác lửng đẹp cho thiết kế nhà hiện đại

2. Lý do thiết kế nhà gác lửng được ưa chuộng

Thiết kế nhà gác lửng đang trở thành xu hướng hot trong lĩnh vực kiến trúc nội thất. Dưới đây là một số lý do vì sao người dùng ưa chuộng mô hình này:

Tối ưu hóa không gian

Một trong những lý do chính khiến thiết kế nhà gác lửng được ưa chuộng là khả năng tận dụng không gian một cách tối ưu. Thay vì xây dựng một tầng mới hoàn toàn, gác lửng được xây dựng dưới hình thức tầng trung gian, giúp tiết kiệm diện tích và đồng thời mở ra nhiều không gian tiện ích hơn.

Sự linh hoạt trong sử dụng

Không chỉ đóng vai trò như một không gian lưu trữ, nó còn có thể được biến đổi thành nhiều mục đích sử dụng khác nhau như phòng khách, phòng ngủ, hoặc thậm chí là khu vực bếp và phòng ăn. Điều này tạo ra một sự đa dạng trong cách sử dụng không gian và đáp ứng đủ nhu cầu của mỗi gia đình.

Tạo điểm nhấn thẩm mỹ

Gác lửng không chỉ là một giải pháp tận dụng không gian mà còn là một điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thiết kế tinh tế và trang nhã của gác lửng có thể tạo ra một không gian độc đáo và thu hút sự chú ý của mọi người.

Tạo cảm giác thoáng đãng và rộng rãi

Việc có gác lửng giúp tạo ra một cảm giác không gian mở rộng, đồng thời giúp cải thiện luồng không khí và ánh sáng trong ngôi nhà. Điều này tạo ra một môi trường sống thoải mái và tiện nghi hơn cho cả gia đình.
-> Tham khảo thêm: Bảng giá sàn nhựa giả gỗ rẻ nhất Hà Nội
gác lửng nhà ống

Mẫu gác lửng ống là không gian thờ cúng và phòng ngủ

3. Phân loại một số dòng gác xép phổ biến

Sau khi đã nắm được gác lửng là gì bạn cũng nên biết được các quy định và phân loại của nó. Theo quy định của nhà nước thì tầng lửng chỉ được phép xây dựng bằng 80% diện tích sàn bên dưới. Độ cao của gác lửng là từ 2,5 đến 2,8 mét và chỉ có thể chiếm 2/3 chiều sâu căn nhà.
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm gác lửng và công dụng của nó thì bạn cũng nên tìm hiểu về các loại gác lửng phổ biến và các quy định liên quan. Theo quy định của nhà nước, tầng lửng chỉ được phép xây dựng với diện tích tối đa là 80% diện tích sàn bên dưới và độ cao từ 2,5 đến 2,8 mét và chỉ chiếm 2/3 chiều sâu của căn nhà.

Phía trước

Gác xép phía trước là một lựa chọn phổ biến được nhiều gia đình ưa chuộng. Vị trí này cung cấp một vị trí lý tưởng để quan sát hoạt động bên ngoài. Gia chủ có thể ngắm nhìn phong cảnh hoặc theo dõi sự diễn biến bên ngoài một cách dễ dàng. Đây là không gian tuyệt vời để tận hưởng không gian xanh xung quanh ngôi nhà.
Với cửa sổ lớn hoặc cửa kính, nó mở ra không gian cho ánh sáng tự nhiên và gió trời, tạo cảm giác thoáng đãng và thông thoáng cho ngôi nhà.

Phía sau

Gác lửng phía sau khai thác tối đa diện tích của căn nhà. Với việc tạo ra một không gian bổ sung, nó cung cấp sự linh hoạt cho việc sắp xếp nội thất và sử dụng không gian một cách thông minh. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, gác lửng có thể biến thành một phòng khách, phòng ngủ hay không gian làm việc riêng biệt .

Bên hông

Thiết kế gác lửng ở bên hông vẫn còn khá mới mẻ và không phổ biến như hai vị trí đã nêu ở trên. Tuy nhiên, điểm mạnh của kiểu gác xép này là sự độc đáo mà nó mang lại trong mắt người nhìn. Ngoài ra, thiết kế tầng lửng bên hông thường chỉ phù hợp với các căn nhà có diện tích lớn.

Trong phòng

Lựa chọn xây gác xép trong phòng là một phương án mở rộng không gian tối ưu được nhiều gia chủ ưa chuộng. Phần gác lửng này có thể được sử dụng làm nơi đặt tủ quần áo, bàn làm việc hoặc giường ngủ… Việc thiết kế gác suốt trong phòng cũng sẽ tăng thêm không gian phòng, làm cho không gian trở nên rộng rãi, thoáng đãng và có tính riêng tư hơn.
-> Tham khảo thêm: Các mẫu giàn hoa gỗ nhựa sân vườn, ban công, sân thượng đẹp
mẫu gác lửng cho nhà nhỏ hẹp

Mẫu gác lửng cho nhà nhỏ hẹp

4. Những lưu ý khi thiết kế tầng lửng

Trong quá trình thiết kế tầng lửng, có một số quy định và nguyên tắc quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số điều cần nhớ:

- Tuân thủ luật pháp về diện tích xây dựng: Theo luật quốc tế yêu cầu rằng tầng lửng chỉ được xây dựng chiếm 1/3 diện tích sàn bên dưới. Trong khi đó, luật Xây dựng Việt Nam cho phép xây lên tới 80%.

- Thiết kế trong nhà riêng: Nếu thay đổi cấu trúc bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực chính, không bị xử phạt về hành vi cố ý xây dựng trái phép. Chủ thầu xây dựng đúng số lượng tầng quy định, nếu có phát sinh thêm tầng lửng, chỉ cần không vượt quá chiều cao công trình theo Quy chuẩn xây dựng thì không bị tính là xây dựng sai cấp phép.

- Tầng lửng trong những ngôi nhà sâu: Tầng lửng có thể được thiết kế nằm phía trong tầng trệt và tận dụng làm nơi sinh hoạt chung cho gia đình.

Trong những ngôi nhà cũ, nếu độ thông thủy với tầng trệt tương đối cao, gia chủ có thể chèn thêm một gác xép bằng các tấm ván gỗ để tăng diện tích sử dụng.

- Kích thước lý tưởng của tần lửng: Diện tích của tầng lửng thường nên chiếm khoảng 1/2 - 2/3 diện tích tầng trệt để đảm bảo sự thoáng đãng và tiện nghi.

Độ cao tầng trệt bình thường từ 3.5m – 4m, nếu có gác lửng thì cao từ 4.5m – 5m. Điều này giúp duy trì sự cân bằng và tính thẩm mỹ.

- Thiết kế cầu thang: Cầu thang từ trệt lên lửng cần được phác thảo kỹ lưỡng. Với số bậc không nhiều, cầu thang có thể được đặt ở vị trí nhỏ gọn mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến diện tích.

- Tránh sử dụng vách ngăn: Khi muốn xây thêm tầng cho tầng lửng, nên tránh sử dụng các vách ngăn để phân chia. Điều này sẽ giữ cho không gian trở nên mở và tránh cảm giác chật chội.
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ xương cá tại Hà Nội
gác lửng bên hông

Mẫu gác lửng bên hông

5. 3 loại tấm lót sàn gác lửng bền – đẹp – rẻ nhất

Hiện nay, thị trường đang cung cấp một loạt các loại tấm lót sàn gác lửng với đa dạng vật liệu như gỗ, ván ép, ván nhựa, ván xi măng… Mặc dù tất cả đều có điểm chung là nhẹ, tiện dụng và giá cả hợp lý, nhưng từng loại tấm lại mang những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt.

Hãy cùng tôi tìm hiểu về 3 tùy chọn tấm lót sàn gác lửng phổ biến nhất trên thị trường để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho không gian của bạn.

Ván nhựa chịu lực PVC

Ván nhựa chịu lực PVC là lựa chọn đa năng, phổ biến với ứng dụng rộng rãi. Với độ dày 3cm và thành phần chủ yếu là nhựa PVC, chất tạo độ bền cứng và các phụ gia chống cháy, loại ván này đáng để bạn cân nhắc.

Khả năng tháo lắp dễ dàng là một điểm mạnh của ván nhựa chịu lực PVC, giúp nó lý tưởng cho việc lót sàn gác lửng, sàn nhà, hay các khu vực có mật độ đi lại cao.

Ưu điểm: Giá hợp lý, đa dạng màu sắc và hoa văn, trọng lượng nhẹ nên dễ vận chuyển và thi công, khả năng chiu lực, chịu nước, không bị mối ọt, giảm tiếng ồn và chống trơn trượt tốt

Nhược điểm: Dễ bị lão hóa khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV và không nên sử dụng ngoài trời.

Hiện nay, trên thị trường, Giá ván nhựa chịu lực PVC được sản xuất tại Việt Nam đang được ưa chuộng từ 160.000 – 175.000 đồng/mét.

ván nhựa chiu lực PVC

Ván gỗ công nghiệp Laminate

Trong danh mục các vật liệu lót sàn gác lửng thì ván sàn gỗ công nghiệp laminate cũng được nhiều người ưa chuộng để ưu hóa chi phí và khắc phục các hạn chế của ván ép thông thường. Với khả năng chống nước, chống bén lửa và sự đa dạng về màu sắc, ván gỗ Laminate đã trở thành ột lựa chọn phổ biến trong ngành nội thất.

Cấu trúc của nó bao gồm 4 lớp: lớp bề mặt được phủ bởi oxit nhôm để tăng độ ổn định; lớp phim tạo hình vân gỗ; lõi gỗ HDF hình thành từ 80-85% nguyên liệu gỗ tự nhiên và lớp lót phía dưới đảm bảo sự cân bằng của ván sàn.

Ưu điểm: Mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ thịt tự nhiên nhưng lại có giá rẻ hơn và dễ thi công; có khả năng cách âm tốt, chống trầy xước và chịu mài mòn ở mức độ nhất định. Sử dụng tấm gỗ công nghiệp Laminate sàn gác lửng sẽ tạo nên không gian sang trọng cho bất kỳ căn phòng nào.

Nhược điểm: Khả năng chịu uốn hơi kém, không chống nước, có thể bị phồng rộp do ẩm. Một số loại Laminate cũng có thể chứa formaldehyde có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kích thước phổ biến: 2440 x 1220 x 12 mm có giá từ 400.000đ/ tấm

ván gỗ công nghiệp phủ laminate

Tấm xi măng Cemboard

Tấm xi măng Cemboard được coi là một giải pháp đa công dụng trong ngành xây dựng, kết hợp những đặc tính xuất sắc của cả gỗ và bê tông. Được ứng dụng chủ yếu trong việc lót sàn gác lửng, sàn chịu lực, sàn nâng kĩ thuật và là vật liệu ốp trần...

Tấm Cemboard gồm 2 loại chính: Cemboard dăm gỗ xám đen đa năng (độ dày từ 8 – 25mm) và Cemboard cellulose trắng sữa (độ dày từ 3.5 – 16mm), thường được sử dụng cho việc ốp trần và vách ngăn.

Ưu điểm: Dễ thi công, thân thiện với môi trường, phù hợp cho cả công trình trong và ngoài trời; khả năng chịu lực, chống nước, chống cháy, chống mối mọt, cách nhiệt – cách âm tốt; thích hợp để lát gạch, dán tấm nhựa Vinyl hoặc sơn trực tiếp lên sàn để trang trí.

Nhược điểm: Trọng lượng nặng hơn so với ván gỗ, khoảng cách giữa các đà cần tuân thủ tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng chịu lực, dẫn đến việc sử dụng lượng thép tăng lên.

Kích thước phổ biến: 1220x2440x16 mm có giá từ 485.000 đồng/tấm đến 560.000 đồng/tấm.

tấm cemboard chống nước

Trên đây là những thông tin về 3 loại tấm lót sàn gác lửng bền, đẹp, chịu lực để bạn tham khảo. Nếu bạn đang tìm ván sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa, sàn gỗ nhựa ngoài trời chính hãng, giá rẻ nhất thì hãy liên hệ ngay tới hệ thống của Sàn Đẹp để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin tức cùng loại