Sàn gỗ bằng lăng

Khi các loại sàn gỗ tự nhiên được làm từ các loại gỗ quý, phổ biến từ trước đến nay như gỗ giáng hương, gỗ lim, gỗ căm xe, gỗ gõ đỏ, gỗ pơ mu, gỗ chiu liu … ngày càng khan hiếm thì các nhà sản xuất đang lựa chọn các loại gỗ có giá trị thấp hơn để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng. Trong số các loại gỗ lát sàn mới này thì nổi lên cái tên gỗ Bằng Lăng. Cây gỗ bằng lăng hầu như không người Việt Nam nào là chưa từng thấy với sắc hoa tím lãng mạn nhưng í tai biết rằng thân câu có tính ứng dụng cao để làm ván lót sàn, đồ nội thất. Sàn gỗ bằng lăng có nhiều ưu điểm nổi bật về chất lượng có thể bạn chưa biết đến. Sau đây, Sàn Đẹp sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại cây gỗ này và các ưu điểm nổi bật của ván sàn gỗ bằng lăng.

1. Sàn gỗ bằng lăng tự nhiên là gì?

Sàn gỗ tự nhiên bằng lăng được làm từ thân câu gỗ bằng lăng. Đây là một loại cây rất phổ biến tại Việt Nam được trồng tại các vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cây dễ sinh trưởng nên sản lượng gỗ khá đồng đều.
Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa .
Tên tiếng Pháp là Lilas des Indes,
Tên tiếng Anh là: Giant Crape-myrtle, Queen ‘s Crape-myrtle, Pride of India, Queen ‘s flower.
Cây gỗ là loại cây gỗ lớn, cây trưởng thành có thể từ 10-15m, vỏ cây có màu nâu đen. Hoa mọc thành chùm có màu sắc như tím, hồng tím…

Tấm ván lót sàn bằng lăng trên thị trường chủ yếu là loại nguyên thanh solid được làm từ thân cây gỗ bằng lăng đã qua tẩm sấy, phun sơn giống các loại sàn gỗ tự nhiên khác. Tuy nhiên, do kích thước thân cây nhỏ nên sàn gỗ tự nhiên bằng lăng thường được sản xuất có độ dày 15mm, dài từ 450mm – 900mm. Màu sắc của sàn bằng lăng cũng phù hợp với các thiết kế nội thất truyền thống.
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ sồi cao cấp nhập khẩu
mẫu gỗ bằng lăng cườm

Mẫu gỗ bằng lăng cườm

1.1. Gỗ bằng lăng thuộc nhóm nào?

Theo bảng phân loại nhóm gỗ của Việt Nam, cây bằng lăng có nhiều loại khác nhau. Sự phân chia dựa trên màu sắc, vân gỗ, thớ gỗ đặc trưng và những đặc điểm khác như độ quý hiếm và mùi thơm. Gỗ tự nhiên bằng lăng thuộc hai nhóm chính là nhóm I và nhóm III, với các chi tiết sau:

- Nhóm I: Gỗ bằng lăng cườm, hay còn được gọi là bằng lăng ổi.

- Nhóm III: Gỗ bằng lăng tím và gỗ bằng lăng nước. 

1.2. Gỗ bằng lăng có những loại nào?

Gỗ bằng lăng được chia làm ba loại như sau:

Gỗ bằng lăng cườm

Còn được gọi là bằng lăng ổi hoặc bằng lăng trắng mọc chủ yếu trong rừng nên có khả năng chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều này giúp cho gỗ bằng lăng cườm trở nên lý tưởng cho việc làm khuôn viên trang trí, khuôn cửa sổ, cánh cửa gỗ và thậm chí cả sàn gỗ, tàu thuyền và các ứng dụng khác.

Bằng lăng tím

là một loại gỗ bằng lăng nổi tiếng với sự bắt mắt của hoa và bóng mát của cây. Cây gỗ bằng lăng tím có thể đạt chiều cao lên đến 20m, với thân cây thẳng, tán lá dày và hình dáng lá có thể là bầu dục hoặc hình giáo dài. 

Gỗ bằng lăng nước

Gần giống với bằng lăng hoa tím, thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và đã được sử dụng trong y học tại các khu vực như châu Mỹ, Ấn Độ, Philippines,... để điều trị bệnh tiểu đường. Lá của cây bằng lăng nước thường được sử dụng trong Y học truyền thống châu Á để làm nước trà trị đau dạ dày và bệnh tiểu đường.
-> Tham khảo thêm: Lắp sàn gỗ giáng hương xương cá tốt nhất, rẻ nhất

gỗ bằng lăng

Gỗ bằng lăng tím được trồng ở vỉa hè đường phố 

1.3. Ứng dụng của gỗ bằng lăng

Gỗ bằng lăng, với tính linh hoạt và độ bền cao, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của loại gỗ này:

- Gia công vật dụng nội thất: Gỗ bằng lăng được sử dụng để chế tác các vật dụng nội thất trong gia đình như bàn, ghế, tủ, kệ, giường ngủ, sập gỗ, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sự ấm cúng cho không gian sống.

- Lát sàn nhà: Nhờ độ cứng và độ bền cao, gỗ bằng lăng là một lựa chọn tuyệt vời cho việc lát sàn nhà. Sàn gỗ từ loại gỗ này tạo điểm nhấn sang trọng và tinh tế.

- Làm cửa gỗ, khung cửa, viền cửa: Gỗ bằng lăng được sử dụng để chế tác cửa gỗ, khung cửa và viền cửa, mang lại sự bền bỉ và thẩm mỹ cho không gian.

- Làm cầu thang: Nhờ tính chất cơ học đáng kể, gỗ bằng lăng thích hợp để làm cầu thang, đảm bảo an toàn và đẹp mắt.

- Làm nhạc cụ (đàn guitar): Gỗ bằng lăng thường được ưa chuộng trong việc chế tác đàn guitar nhờ chất lượng âm thanh tốt và tính cơ học đáng tin cậy.

- Đóng tàu, thuyền: Nhờ khả năng chống nước tốt, gỗ bằng lăng là nguyên liệu lý tưởng cho ngành công nghiệp đóng tàu và thuyền.

- Sản xuất công nghiệp: Gỗ bằng lăng cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất.

- Điêu khắc, chế tác tượng gỗ: Gỗ bằng lăng là vật liệu lý tưởng cho các nghệ sĩ điêu khắc và chế tác tượng gỗ nhờ tính chất dễ làm việc và vẻ đẹp tự nhiên của nó.

-> Tham khảo thêm: Giá tấm ốp tường nano PVC rẻ nhất tại Hà Nội

2. Đặc điểm của các loại sàn gỗ bằng lăng

Cây bằng lăng có nhiều giống khác nhau nên màu sắc, vân gỗ, thới gỗ cũng có đặc trưng riêng của từng loại. Dựa theo bản phân chia nhóm gỗ thì bằng lăng cườm được xếp vào nhóm IA là nhóm gỗ quý. Còn bằng lăng tím và bằng lăng nước được xếp vào nhóm IIIA. Đặc điểm của các loại ván sàn gỗ bằng lăng như sau:

Ván sàn tự nhiên bằng lăng cườm

Bằng lăng cườm còn có các tên gọi khác là lăng ổi hoa trắng, cây sang, cây săng lẻ, gỗ bằng lăng trắng. Do sản lượng ít, chỉ phân bố ở một số vùng thuộc khu vực miền Trung và tây Nguyên trong các cánh rừng nhiều năm tuổi. Đây là loại cây gỗ thuộc nhóm gỗ quý nhóm 1 nên ván sàn loại này có giá cao. Ván loát sàn bằng lăng cườm có màu nâu hoặc nâu vàng, vân thớ gỗ đẹp, hoa văn uốn lượn, thớ gỗ hơi lấp lánh khi có ánh sáng chiếu vào, có độ dẻo dai, chịu lực và chịu nhiệt tốt.

Ván sàn gỗ bằng lăng tím

Bằng lăng tím là cái tên quen thuộc với người Việt Nam. Đây là loại cây cho bóng mát thường được trồng ở dọc 2 bên đường. Cây có hoa màu tím, lợt trắng, hồng, đỏ .. cây trưởng thành cao hơn 20m, lõi gỗ có màu sắc vàng nhạt càng lâu năm thì màu gỗ càng đậm, trọng lượng khá nhẹ, bề mặt không khô ráp. Giá loại ván sàn bằng lăng tím rẻ hơn loại bằng lăng cườm có cùng kích thước. 

Ván sàn gỗ bằng lăng nước

Gỗ bằng lăng nước gần giống bằng  lăng hoa tím nhưng loại cây này có giá trị tong y học truyền thống châu Á. Lá cây bằng lăng nước có thể được dùng là trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường vì trong thành phần lá của nó có chứa Corosolic acid.

Bằng lăng tím là loại cây ưa nước nên chủ yếu sinh trưởng ở vùng nhiệt đới mưa ẩm. Ván sàn gỗ bằng lăng nước có màu vàng nhạt, bề mặt khá mịn, trọng lượng nhẹ và chịu nước tương đối tốt.

sàn gỗ bằng lăng

Ván sàn gỗ bằng lăng đẹp

3. Cách nhận biết sàn gỗ bằng lăng

Do sàn gỗ bằng lăng là loại vật liệu gỗ tự nhiên lót sàn mới trên thị trường nên nhiều khách hàng chưa hiểu về đặc điểm và chất lượng của loại gỗ này. Đây là loại ván gỗ lót sàn giá rẻ nhưng chất lượng vẫn đap ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ và độ bền cao. Để nhận biết loại gỗ này bạ có thể dựa vào 2 cách sau đây:

Dựa vào mùi hương của gỗ

Bằng lăng có mùi thơm dịu đặc trưng do chứa tinh dầu. Gỗ bằng lăng cũng có một mùi thơm dịu đặc biệt do có tinh dầu vỏ thân gỗ. Dù đã qua quá trình sấy, sơn để làm ván sàn nhưng tấm vãn gỗ vẫn giữ được mùi hương đặc trưng nên là một trong những đặc tính để nhận biết loại gỗ này.

Dựa vào màu sắc

Gỗ bằng lăng có màu vàng nhạt hoặc ngả sang vàng nâu ở những cây gỗ lâu năm, vân gỗ khá đẹp, mật độ vân vừa phải, thớ gỗ mịn, giác gỗ trắng. Ở loại bằng lăng cườm quý giá thì hình dạng vân có phần cuộn xoáy hơn, tạo điểm nhấn rất thu hút.

Hiện nay, gỗ bằng lăng ngoài ứng dụng được ứng dụng làm ván lát sàn thì còn được dùng làm bàn ghế, tủ quần áo, giá kệ ...

4. Sàn gỗ bằng lăng có tốt không?

- Ván lót sàn gỗ bằng lăng có màu nâu vàng tự nhiên tạo nên cảm giác thoải mái, thoáng đãng cho không gian nội thất. Sàn gỗ làm bằng gỗ bằng lăng có độ dẻo tương đối, không khô cứng nên tránh được rạn nứt chân chim và cong vênh khi sử dụng.

- Tấm ván sàn bằng lăng cũng được sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trongc ác khâu sấy, ép, phủ sơn UV có tác dụng chống được trầy xước tốt giúp cho việc sinh hoạt và vệ sinh, lau chùi dễ dàng.

5. Báo giá sàn gỗ tự nhiên bằng lăng mới nhất

Tại Việt Nam, cây bằng lăng được sử dụng để khai thác gỗ là bằng lăng cườm, Do bị khai khác quá mức để phục vụ mục tiêu kinh tế nên số lượng còn lại rất ít. Loại gỗ này có nhiều ưu điểm như không bị cong vênh hay rạn nứt nên có thể được ứng dụng để làm: cửa gỗ, làm khung cửa, cửa sổ, bàn ghế, giường tủ, đồ nội thất, sàn gỗ …

- Giá của gỗ bằng lăng cườm dao động trong khoảng 12 – 20 triệu đồng/m3, đây là mức giá biến đổi tùy theo thời gian và thị trường.

- Giá 1m2 sàn gỗ bằng lăng từ 600.000đ/m2 – 1.000.000đ/m2 tùy loại và tùy kích thước. Ở mức giá này thì so với các loại sàn gỗ tự nhiên khác thì khá rẻ nên phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng mong muốn sử dụng sàn gỗ tự nhiên nhưng có ngân sách thấp.

6. Địa chỉ thi công sàn gỗ bằng lăng giá rẻ

Trên đây là những thông tin về cây gỗ và sàn gỗ bằng lăng được Sàn Đẹp tổng hợp. Nếu bạn đang tìm mua ván gỗ bằng lăng để lót sàn hoặc ốp chân tường hay các loại sàn gỗ tự nhiên tốt khác, giá cạnh tranh nhất trên thị trường vui lòng liên hệ với Sàn Đẹp qua các địa chỉ sau:

Showroom: 339 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội

Kho hàng 1: Số 38 ngõ 38 Đại Từ - Hoàng Mai - Hà Nội

Kho hàng 2: Tổ 4, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội

Kho hàng 3: Đường 6, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0916.422.522

Email: sandep.jsc@gmail.com

Tin tức cùng loại