Đặc điểm của gỗ Trắc, cách nhận biết các loại gỗ Trắc

Gỗ trắc là loại gỗ thế nào? Có những ưu điểm gì? Có phải loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam không? Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện internet như Youtube, Facebook, Tiktok … thường có các đoạn phim ngắn của những người trong nghề giới thiếu về các loại gỗ và có thể bạn đã nghe qua đoạn phim ngắn về gỗ trắc. Có thể bạn sẽ tò mò về loại gỗ này xem nó có đặc điểm gì mà lại quý và đắt như vậy. Trong bài viết này, Sàn Đẹp sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về gỗ trắc.

1. Gỗ trắc là gì?

Gỗ trắc hay còn được gọi là Cẩm Lai Nam Bộ, có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Loại gỗ này phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Tại nước ta thì loại gỗ này phân bổ chủ yếu ở miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị và mịc rải rác ở các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ. Gỗ trắc thường sinh trưởng ở những khu vực có độ cao so với mặt nước biển từ 500m trở lên.
Cây gỗ trắc là loại cây thân lớn, khi còn là cây non thì ưa bóng râm nhưng khi trưởng thành lại ưa sáng. Vỏ cây nhẵn nhụi, có màu xám nâu và nhiều xơ. Cuống lá thường có từ 7 – 9 lá chét có hình trái xoan đầu nhọn, mũi lồi ngắn. Hoa cây gỗ trắc mọc thành chùm và ở nách lá. Đây là loại hoa lưỡng tính, đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, có tràng hoa màu trắng. Nhị hoa rất nhỏ, quả đậu mỏng dài từ 5 – 6cm, có hạt ở trong quả. Khi trưởng thành, đường kính thân cây có thể lên đến 1m, cao 25m.
Gỗ trắc thuộc nhóm I là nhóm gỗ quý nhất tại Việt Nam. Loại gỗ này được đánh giá cao về cả hình thức và chất lượng. Do đó, trong ngành gỗ thì gỗ trắc được chế tạo ra các sản phẩm nội thất cao cấp có giá đắt đỏ. Giá của loại gỗ này được tính bằng Kg và ngày càng hiếm nên luôn được săn lùng, tìm kiếm.
-> Có thể bạn quan tâm: Đại lý sàn gỗ Malaysia chính hãng
ván gỗ trắc đẹp

Ván gỗ trắc đẹp

2. Gỗ trắc có tốt không?

Điều khiến cho gỗ trắc trở nên quý hiếm đó là nó có rất nhiều ưu điểm ở chất lượng gỗ bao gồm lớp tinh dầu nằm bên trong nó. Dưới đây, chũng ta sẽ điểm qua một số đặc điểm nổi bật nhất của loại gỗ này.

2.1. Giá trị thẩm mỹ cao

Thân gỗ trắc to, thớ gỗ mịn, vân gỗ chìm nổi uốn lượn trông như những đám mây vô cùng đẹp mắt. Nhờ loại tinh dầu có trong thân gỗ mà khi hoàn thiện bề mặt gỗ có độ bóng mịn càng làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Gỗ có màu vàng đỏ đặc trưng nên khó bị nhầm lẫn với những loại gỗ khác đặc biệt phù hợp chế tác đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ phù hợp với sở thích của người Á Đông.

2.2. Lành tính, an toàn với sức khỏe

Gỗ trắc tự nhiên không có mùi thơm như những loại gỗ khác mà có mùi chua nhẹ, không có mùi hắc, hăng nên không gây dị ứng cho những người có tiền sử bị dị ứng. Loại gỗ này lành tính, không chứa các chất độc hại nên an toàn với sức khỏe con người, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

2.3. Tuổi thọ cao

Gỗ trắc rất dai, cứng, chịu được tác động lớn từ lực tác động và sự thay đổi của môi trường mà không bị cong vênh. Loại gỗ này cũng không bị mối mọt ăn nên có thể sử dụng ở mọi khu vực từ mội thất đến ngoại thất. Gỗ tự nhiên trắc được xếp loại nhóm các loại gỗ có tuổi thọ cao nhất nên thời gian sử dụng lên đến hàng trăm năm mà chất lượng hầu như không thay đổi.

2.4. Có giá trị cao

Nhờ những ưu điểm trên và sự khan kiếm nên gỗ trắc có giá trị rất cao. Là loại gỗ nằm trong nhóm I nên gỗ trắc cũng đang bị cấm khai thác bừa bãi mà phải theo quy định của pháp luật. Gỗ trắc có giá bán rất cao và được tính theo Kg, cũng có rất nhiều loại gỗ trắc có giá bán khác nhau. Do đó, khi mua các sản phẩm gỗ trắc, bạn nên tìm đến những địa chỉ bán hàng uy tín, có giấy chững nhận nguồn gốc gỗ rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

-> Tham khảo thêm: Giá làm sàn gỗ tự nhiên rẻ nhất, mới nhất
tượng di lặc gỗ trắc

Tượng Phật Di Lặc gỗ trắc

3. Gỗ trắc có những loại nào?

Đối với những người không trong nghề có thể chỉ biết đến 2 từ gỗ Trắc. Nhưng trên thực tế thì gỗ trắc có nhiều loại và được phân loại dựa trên màu sắc, vỏ gỗ, vân gỗ, kích thước, mùi, thớ gỗ …

3.1. Gỗ trắc đen

Gỗ trắc đen hay còn gọi là gỗ trắc ta là loại gỗ quý có giá trị rất cao hơn gỗ trắc đỏ được giới chơi đồ gỗ ở nước ta ưa chuộng. Cây gỗ trắc ta phát triển chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình trở vào và ở khu rừng lân cận là Lào và Campuchia.

Gỗ trắc đen rất cứng và chịu được va đập tốt tính năng rất bền nên khi thành phẩm có độ bóng đẹp hơn các loại gỗ trắc khác. Gỗ rất nặng, thớ gỗ mịn, không có mùi hăng nên rất bền bỉ, không bị cong vênh, mối mọt.

Giá gỗ trắc đen tròn hiện nay có đường từ 40cm – 70cm có giá từ 700trđ/m3. Loại tấm gỗ có đường kính rộng khoảng 23cm – 40cm, dài 2m, dày 10cm có giá từ 200 trđ/m3.

3.2. Gỗ trắc đỏ

Gỗ trắc đỏ còn có tên khác là gỗ Hồng mộc vì nó có màu đỏ đặc trưng, xẻ ra khi gỗ còn tươi có màu đỏ như củ cà rốt. Loại gỗ này được đánh giá là quý hiếm nhất hiện nay nên được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng. Gỗ trắc đỏ có mùi thơm nhẹ, để lâu chuyển sang màu đen nhưng không đen rõ như gỗ trắc đen, các sản phẩm nội thất gỗ trắc đỏ mang màu sắc tươi sáng, vân gỗ đẹp trông vô cùng sang trọng và đẹp mắt.

Gỗ trắc đỏ rất cứng chắc, không bị mối mọt, cong vênh.

Ngoài giá trị thẩm mỹ và sử dụng thì nhiều người còn tin rằng khi trưng bày gỗ trắc đỏ trong phòng có thể mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Giá gỗ trắc đỏ không cố định và phụ thuộc vào kích thước khúc gỗ, xuất xứ của cây gỗ. Giá gỗ trắc đỏ đường kính từ 5-10cm giao động từ 100 – 150.000đ/kg. Đường kinh từ 20 – 50cm giá từ 200 – 500.000đ/kg. Loại gỗ trắc đỏ có kích thước lớn, ván rộng 30 – 50cm có giá từ 1 triệu đồng trở lên.

3.3. Gỗ trắc xanh

Gỗ trắc xanh cũng là loại gỗ quý được yêu thích bởi vẻ đẹp lung linh, trong trẻo và huyền ảo. Nó có thể biến đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào. Trong bóng tối, gỗ trắc xanh vẫn giữ được vẻ đẹp cuốn hút với màu xanh ngọc bích.

Gỗ trắc xanh tự nhiên được sử dụng để sản xuất đồ nội thất, tràng hạt, trang sức được nhiều người ưa thích. Nhiều người còn tin rằng gỗ trắc xanh có khả năng thanh tẩu năng lượng mạnh mẽ và tính chất chữa lành. Nó cũng tỏa ra mùi hương dễ chịu, tươi mát giúp xua đuổi muỗi và côn trùng.

Gỗ tự nhiên trắc xanh cũng rất bền và có tuổi thọ cao nên được nhiều người khách hàng ưa chuộng.
-> Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ 12mm tại Hà Nội

3.4. Gỗ trắc vàng

Gỗ trắc vàng còn có tên gọi khác là gỗ cẩm lai Nam Bộ, trắc dao, cẩm lai dao cũng rất quý hiếm nhưng lại không có giá cao như gỗ trắc đen và trắc đỏ do không có nhiều ưu điểm nổi bật. Loại gỗ này phát triển ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, …

Gỗ trắc vàng tự nhiên có màu vàng, để lâu thì chuyển sang màu sẫm vô cùng cuốn hút. Gỗ rất nặng, độ bền tự nhiên rất tốt, có khả năng sử dụng vào các công trình xây dựng lâu dài, làm khung tầu thuyền, cầu, những bộ phận cần chịu lực lớn.

3.5. Gỗ trắc dây

Gỗ trắc dây có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis và còn có tên gọi khác là gỗ trắc gai. Đây lại là loại gỗ thuộc họ cây bụi, thân leo quấn vào thân cây khác, sinh trưởng chậm, khi trưởng thành thì đạt độ dài lên đến 15m, thân cây không lớn, chỉ đạt đường kính tối đa khoảng 0,3m.

Gỗ trắc dây không có nhiều ưu điểm như các loại gỗ trắc khác nên giá rẻ hơn rất nhiều. Loại gỗ này chủ yếu được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất đơn giản. 

3.6. Gỗ trắc Nam Phi

Có thể bạn cũng biết rằng Nam Phi là nơi có rất nhiều loại gỗ giống với các loại gỗ phát triển tại các nước Đông Nam Á như lim Nam Phi, giáng hương Nam Phi, căm xe Nam Phi … Và gỗ trắc cũng thế. Gỗ trắc Nam Phi còn có tên gọi khác là gỗ trắc ngô, trong thân cây không chứa tinh dầu nên không có mùi. Tuy nhiên, nó cũng có những đặc điểm giống với gỗ trắc khác về màu sắc, độ bền, tính cơ học … Gỗ trắc Nam Phi tự nhiên có giá rẻ hơn các loại gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á vì chúng có thể bị nứt khi quá trình khai thác và chế biến không đạt yêu cầu. 

-> Có thể bạn quan tâm: Sàn gỗ giá rẻ nhất tại Hà Nội

bàn trà gỗ trắc

Bộ bàn trà gỗ trắc

4. Cách nhận biết gỗ trắc

Gỗ trắc rất quý hiếm và có giá trị cao khiến nó được săn lùng. Hẳn cũng có nhiều người muốn sở hữu nhưng nếu không am hiểu về loại gỗ này rất có thể bị lừa bởi có rất nhiều loại gỗ có màu sắc tương tự hoặc được sơn giả vân gỗ, màu gỗ một cách tinh vi. Để nhận biết gỗ trắc chuẩn, tốt thì bạn cần dưa vào một số phương pháp cơ bản như sau:

- Mỗi loại gỗ trắc mang một màu sắc riêng, bạn sử dụng đèn pin để chiếu vào gỗ. Gỗ trắc có màu đen, vàng hoặc đỏ. Khi để lâu bề mặt thường chuyển xuống màu đen hoặc đỏ sẫm. Dùng giấy ráp đánh nhẹ thì thấy màu đỏ sẫn, vân chìm. Những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp trông giống những đám mây rất đẹp. Thớ gỗ mịn, nhỏ, thi thoảng có tom màu đen.

- Bạn dùng giấy ráp chà nhè và ngửi thấy mùi thơm nhẹ. Nếu đốt thì nghe có tiếng nổ lốp bốp, sùi nhựa, tàn gỗ có màu trắng đục.

- Gỗ trắc rất nặng, chắc và nặng hơn gỗ lim nên bạn có thể cảm nhận khi cầm nắm.

5. Ứng dụng của gỗ trắc?

Gỗ trắc rất quý hiếm, có giá trị về màu sắc, chất lượng, tuổi thọ cao nên có rất nhiều ứng dụng. Giá của gỗ trắc solid nằm trong top đầu những loại gỗ đắt nhất tại nước ta. Bằng chứng là giá gỗ trắc không được tính theo m3 mà tính bằng kg, chính vì thế mà các cây gỗ càng to, càng có khối lượng lớn thì càng có giá trị kinh tế cao hơn. Nên hầu như chỉ có những gia đình nào có điều kiện tốt mới sử dụng loại gỗ này trong trang trí nhà cửa.

- Gỗ trắc được sử dụng để làm sàn gỗ, bàn ghế, giường, tủ, kệ, ốp trần trang trí, sử dụng làm đồ dùng trong nhà bếp như bát, đũa, muôi, thìa rất an toàn với sức khỏe.

- Gỗ trắc được sử dụng cho các công trình tâm linh như điêu khắc trang trí chùa chiền, miếu mạo, điêu khắc tượng Phật, tượng Bồ Đề, tượng Đạt Ma,…

- Sử dụng làm đồ trang sức như tràng hạt, vòng, làm đồ thủ công mỹ nghệ như tranh, tượng, lục bình …

Hi vọng qua những thông tin mà Sàn Đẹp cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm của từng loại gỗ trắc quý này. Việc khai thác gỗ trắc đang bị hạn chế do sự khan hiếm và nhu cầu lại càng ngày càng cao. Mỗi loại gỗ trắc lại có giá trị và giá bán khác nhau tại từng thời điểm. Do đó, khi tìm mua gỗ trắc bạn cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để tranh mua phải hàng giả, hàng có nguồn gốc không rõ ràng do khai thác trái pháp luật.

-> Tham khảo thêm: Giá thi công hoàn thiện sàn gỗ giáng hương

Tin tức cùng loại