Tấm lợp lấy sáng là một vật liệu độc đáo được sử dụng trong xây dựng để tận dụng ánh sáng tự nhiên và phân phối nó vào bên trong các không gian trong nhà hoặc tòa nhà. Thay vì dùng đèn điện hoặc nguồn ánh sáng nhân tạo, tấm lợp lấy sáng giúp giảm chi phí năng lượng và tạo ra môi trường sống hoặc làm việc thoáng đãng, thoải mái hơn cho những người sử dụng.
1. Các loại tấm lơp lấy sáng
1.1. Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate hay gọi tắt là “tấm nhựa Poly" được làm từ nhựa tổng hợp, với các đơn vị polymer kết nối thông qua các nhóm cacbonat.
Ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này đó là:
- Có nhiều màu sắc đa dạng, giúp phục vụ nhu cầu thiết kế và trang trí của người dùng một cách linh hoạt và sáng tạo hơn.
- Độ trong suốt cao, khả năng thu sáng hiệu quả
- Nhẹ bằng ½ thủy tinh
- Bền bỉ, chiu lực, khó vỡ
- Khả năng chịu nhiệt tốt, đảm bảo độ bền và tuổi thọ trong môi trường từ -40 độ C đến 120 độ C.
- Dễ dàng trong quá trình thi công
- Chi phí thấp hơn so với các giải pháp khác
Các loại tấm lợp lấy sáng Polycarbonate
- Tấm lợp lấy sáng phẳng đặc ruột Poly
Đây là một loại tấm lợp mái lấy sáng cao cấp, có khả năng chống va đập, chịu nhiệt, chống tia UV và chống cháy lan tốt.
Với cấu trúc đặc ruột, tấm lợp loại này có độ bền cực cao và khả năng truyền ánh sáng lên đến 90%.
Ngoài ra, nó còn có khả năng cách âm đến 31dB.
Độ bền của tấm lợp nhựa lấy sáng Polycarbonate đặc ruột cao hơn 200 lần so với kính thường, cao hơn 20 lần so với kính cường lực và cao hơn 8 lần so với tấm lợp nhựa lấy sáng Mica.
- Tấm lợp lấy sáng phẳng rỗng ruột Poly
Đây là sản phẩm lợp mái lấy sáng với khả năng cách nhiệt tuyệt vời.
Thiết kế rỗng ruột giúp tạo ra lớp không khí ở giữa, làm cho tấm trở nên nhẹ và có khả năng chống nóng tốt hơn so với tấm đặc ruột.
Do làm từ nhiều lớp nhựa Poly mỏng ghép lại nên nó chịu lực và uốn cong kém hơn tấm Poly đặc ruột.
- Tấm tôn nhựa lấy sáng Poly
Đây là vật liệu có nhiều tên gọi như tôn sóng lấy sáng, poly tôn sóng, hay tấm lợp lấy sáng dạng sóng.
Được sản xuất bằng công nghệ ép đùn, dòng sản phẩm này có dạng sóng đặc trưng giống như tấm tôn thép thông thường.
Tấm tôn nhựa lấy sáng Polycarbonate có hai dạng sóng là sóng tròn và sóng vuông, thường được sử dụng kết hợp với các loại tôn khác để lợp mái và chiếu sáng phần nhỏ của mái.
Kích thước của tấm nhựa lấy sáng dạng sóng vuông: 1070 x 6000 mm, độ dày từ -1.5 mm.
Kích thước tấm nhựa lấy sáng dạng sóng tròn: 820 - 860 x 2400 mm, độ dày 0.8 mm.
-> Tìm hiểu thêm: Giá tấm ốp tường nhựa tại Hà Nội
-> Tìm hiểu thêm: Giá tấm ốp tường nhựa tại Hà Nội
1.2. Tấm lợp lấy sáng composite
Đây là loại tấm ốp nhựa (có thể là Polyester không bão hòa hoặc Vinyl ester) được kết hợp với các chất phụ gia như sợi thủy tinh, sợi carbon để taojra tính năng dẻo dai, đàn hồi tốt. Mặc dù không có độ trong suốt và tính thẩm mỹ bằng tấm nhựa Poly, nhưng nó có khả năng lấy sáng tốt với chi phí phải chăng hơn
Tấm nhựa composite màu trắng trong có khả năng lấy khoảng 85% ánh sáng, còn tấm nhựa composite màu trắng đục có khả năng lấy khoảng 75% ánh sáng.
Với thành phần có chứa sợi thủy tinh nên nó có độ bền cao, siêu nhẹ, chống tia UV, dễ uốn cong và khó vỡ.
Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt. Sản phẩm cũng được trang bị lớp màng film bảo vệ trên bề mặt, giúp ngăn chặn bám bẩn và hạn chế ngã màu vàng.
Tấm lợp mái lấy ánh sáng composite có các loại: tấm dạng phẳng, tấm dạng sóng Clip-Lock, tấm dạng sóng Seam-Lock, V-Lock, tấm 5 sóng, tấm 6 sóng, tấm 7 sóng, tấm 9 sóng, tấm 11 sóng, và nhiều loại khác để bạn có thêm nhiều lựa chọn.
1.3. Tấm lợp Mika lấy sáng
Tấm lợp lấy sáng Mika hay tấm lợp lấy sáng nhựa Acrylic hoặc tấm PMMA (Poly Methyl Methacrylate) được sử dụng phổ biến trong suốt thời gian qua. Với tính trong suốt, trọng lượng nhẹ và độ bền cao hơn gấp 10 lần so với kính thông thường, tấm Mika có khả năng lấy ánh sáng lên đến 98% khi có độ dày tầm 3mm.
Tấm lợp Mika có thành phần chứa các sợi thủy tinh giúp bề mặt sản phẩm bóng đều và khó bám bụi. Tấm Mika có khả năng chịu nhiệt cao, có tính dẻo giúp dễ dàng trong việc tạo kiểu.
Nhược điểm của tấm lợp mái lấy sáng Mika là dễ bị trầy xước.
2. Các ứng dụng của tấm nhựa lấy sáng thông minh
Tấm nhựa lấy sáng thông minh không chỉ có tác dụng trong việc lấy ánh sáng tự nhiên mà còn có nhiều ứng dụng hữu ích trong xây dựng và trang trí:
Làm mái che lấy sáng
Tấm nhựa trong suốt lấy sáng thông minh thường được sử dụng để lợp mái hiên nhà, ban công, nhà kính, nhà để xe, hoặc làm giàn che cho các hạng mục ngoài trời như pergola, trạm xe buýt, chỗ ngồi bể bơi…. Không chỉ mang lại ánh sáng tự nhiên mà còn bảo vệ chúng ta khỏi tia UV.
Thi công giếng trời
Trong các căn nhà phố có diện tích hẹp, giếng trời là giải pháp tối ưu để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Sử dụng tấm nhựa lấy sáng thông minh để làm nắp đậy giếng trời không chỉ giúp lấy sáng tốt mà còn chắn mưa, gió hiệu quả.
Thay thế kính làm vách ngăn
Với tính trong suốt và độ bền cao, tấm nhựa lấy sáng thường được sử dụng thay thế kính trong nhiều hạng mục làm vách ngăn, như vách ngăn cabin, vách ngăn cửa sổ, vách ngăn bàn làm việc văn phòng. Sản phẩm không chỉ đảm bảo an toàn mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian.
-> Tham khảo thêm: Giá trụ gỗ nhựa composite ngoài trời
-> Tham khảo thêm: Giá trụ gỗ nhựa composite ngoài trời
3. Báo giá tấm lợp lấy sáng trong suốt
Giá tấm lợp lấy sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày, kích thước, nguồn gốc xuất xứ và công nghệ sản xuất, chất liệu, chất lượng. Các loại tấm cũng có thể được phủ lớp chống UV/ chống trầy hoặc không, ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng. Giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm mua và yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng. Bạn có thể tham khảo mức giá tấm lợp dưới đây:
- Giá tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đặc ruột: từ 150.000đ/m2 đến 1.520.000đ/m2
- Giá Tấm nhựa poly lấy sáng rỗng ruột: từ 950.000 đ/tấm đến 2.400.000 đ/tấm. (Kích thước tiêu chuẩn 2.1m x 5.8m, độ dày từ 4mm đến 10mm).
- Giá tấm nhựa lấy ánh sáng composite sợi thủy tinh: từ 50.000đ/m2 đến 290.000đ/m2. (dày từ 0.4mm đến 3mm).
- Giá tấm mica trong suốt lấy sáng: từ 1.180.000đ/tấm đến 1.700.000đ/tấm (Kích thước tiêu chuẩn 1.220mm x 1.440mm, độ dày từ 3mm đến 5mm).
4. Cách thi công tấm lợp lấy sáng
Quy trình thi công tấm lợp lấy sáng thường phụ thuộc vào loại công trình và loại tấm sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách lắp đặt tấm nhựa lợp mái lấy sáng:
Bước 1: Lắp đặt hệ khung xương
Xác định khoảng cách giữa các thanh đà dựa vào độ dày của tấm:
- Khoảng cách thanh đà từ 600mm – 700mm với tấm lợp dày 2.5mm – 4mm
- Khoảng cách thanh đà từ 700mm – 800mm với tấm lợp dày 5mm – 6mm
- Khoảng cách thanh đà tối đa 1000mm với tấm lợp dầy 8mm – 10mm
Bước 2: Lắp đặt tấm lợp lấy sáng lên khung xương
- Đảm bảo vị trí nối tấm được đặt trên thanh đà.
- Lắp tấm với mặt có phủ lớp chống tia UV hướng lên trời.
- Gỡ bỏ lớp nilon bảo vệ sau khi thi công xong.
- Đảm bảo độ dốc của tấm là khoảng 5 độ để không bị đọng nước.
- Nếu cần uốn cong, giữ bán kính tối thiểu là gấp 175 lần độ dày của tấm.
- Khoan lỗ mồi qua tấm và lắp vít đúng tâm, không được siết chặt ốc vít để tấm có thể co giãn và tránh làm nứt tấm lợp
- Sử dụng ke có long đen cao su để đệm vít ở những điểm không có nẹp nhôm.
- Đối với tấm dày hơn 4mm, sử dụng nẹp sập và giữ cho tấm không bị dao động quá 50mm.
Bước 3: Lắp đặt nẹp nhôm
- Chừa khe hở từ 8 – 10mm giữa hai tấm và lắp nẹp nhôm.
- Sử dụng keo A500 hoặc A600 để làm đầy mép nẹp.
Bước 4: Cố định tấm nhựa lấy ánh sáng xuống thanh đà
Cố định tấm xuống khung xương bằng cách bắn vít vào tâm điểm nẹp, qua khe hở giữa hai tấm.
-> Tham khảo thêm: +100 mẫu sàn gỗ công nghiệp cao cấp
-> Tham khảo thêm: +100 mẫu sàn gỗ công nghiệp cao cấp
5. Hướng dẫn vệ sinh tấm lợp lấy sáng hiệu quả
Tấm nhựa lấy sáng cũng giống như nhiều vật liệu khác đó cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, phát hiện sớm các hỏng hóc và tăng tuổi thọ sản phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt của Việt Nam, tấm nhựa dạng sóng và dạng rỗng thường dễ bám bẩn, làm giảm thẩm mỹ của công trình.
Hơn nữa, việc bề mặt tấm lợp nhựa lấy sáng bám bụi bẩn cũng làm giảm hiệu quả lấy sáng và làm giảm tính thẩm mỹ của công trình. Sau đây là hướng dẫn vệ sinh tấm lợp lấy sáng để bạn tham khảo.
-Chuẩn bị đồ vệ sinh: Khăn, nước, chất tẩy rửa đặc biệt cho tấm nhựa hoặc xà phòng.
- Rửa tấm nhựa bằng nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Sử dụng khăn sạch và xà phòng để lau nhẹ nhàng, đảm bảo loại bỏ vết bẩn.
- Lau lại bằng nước sạch để loại bỏ chất tẩy rửa và làm khô bề mặt.
Lưu ý:
- Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh hoặc chứa axit để tránh làm hỏng bề mặt tấm nhựa.
- Tránh sử dụng bàn chải cứng hoặc miếng cọ rửa mạnh làm mất lớp phủ chống tia UV.
- Không vệ sinh dưới ánh nắng mạnh với các loại tấm nhựa có màu sắc.
- Đông đứng lên tấm nhựa để vệ sinh đảm bảo an toàn lao động.
- Luôn tham khảo ý kiến của nhà cung cấp trước khi vệ sinh nếu không chắc chắn về loại tấm nhựa.
- Thời gian vệ sinh tấm nhựa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tại địa điểm xây dựng. Thường thì không cần vệ sinh quá thường xuyên trừ khi có nhiều bụi bẩn hoặc lá cây đọng lại. Có thể thực hiện vệ sinh hàng quý hoặc hàng năm.
Kết luận:
Trên đây, Sàn Đẹp đã cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về tấm lợp lấy sáng thông minh. Hy vọng bài viết sẽ này sẽ giúp bạn tìm thấy vật liệu phù hợp nhất cho mình.
-> Tham khảo: Cửa hàng sàn gỗ công nghiệp Floor Depot chính hãng