1. Phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam
STT | Tên tiếng Việt | Tên tiếng Anh |
1 | Bằng Lăng cườm | Lagerstroemia angustifolia Pierre |
2 | Cẩm lai | Dalbergia Oliverii Gamble |
3 | Cẩm lai Bà Rịa | Dalbergia bariensis Pierre |
4 | Cẩm lai Đồng Nai | Dalbergia dongnaiensis Pierre |
5 | Cẩm liên | Pantacme siamensis Kurz |
6 | Cẩm thị | Diospyros siamensis Warb |
7 | Dáng hương | Pterocarpus pedatus Pierre |
8 | Dáng hương căm-bốt | Pterocarpus cambodianus Pierre |
9 | Dáng hương mắt chim | Pterocarpus indicus Willd |
10 | Dáng hương quả lớn | Pterocarpus macrocarpus Kurz |
11 | Du sam | Keteleeria davidianaBertris Beissn |
12 | Du sam Cao Bằng | Keteleeria calcaria Ching |
13 | Gõ đỏ | Pahudia cochinchinensis |
14 | Gụ | Sindora maritima Pierre |
15 | Gụ mật | Sindora cochinchinensis Baill |
16 | Gụ lau | Sindora tonkinensis A.Chev |
17 | Hoàng đàn | Cupressus funebris Endl |
18 | Huệ mộc | Dalbergia sp |
19 | Huỳnh đường | Disoxylon loureiri Pierre |
20 | Hương tía | Pterocarpus sp |
21 | Lát hoa | Chukrasia tabularis A.Juss |
22 | Lát da đồng | Chukrasia sp |
23 | Lát chun | Chukrasia sp |
24 | Lát xanh | Chukrasia var. quadrivalvis Pell |
25 | Lát lông | Chukrasia var.velutina King |
26 | Mạy lay | Sideroxylon eburneum A.Chev. |
27 | Mun sừng | Diospyros mun H.Lec |
28 | Mun sọc | Diospyros sp |
29 | Muồng đen | Cassia siamea lamk |
30 | Pơ-mu | Fokienia hodginsii A.Henry et thomas |
31 | Sa mu dầu | Cunninghamia konishii Hayata |
32 | Sơn huyết | Melanorrhoea laccifera Pierre |
33 | Sưa | Dalbergia tonkinensis Prain |
34 | Thông ré | Ducampopinus krempfii H.Lec |
35 | Thông tre | Podocarpus neriifolius D.Don |
36 | Trai (Nam Bộ) | Fugraea fragrans Roxb. |
37 | Trắc Nam Bộ | Dalbergia cochinchinensis Pierre |
38 | Trắc đen | Dalbergia nigra Allen |
39 | Trắc Căm-bốt | Dalbergia cambodiana Pierre |
40 | Trầm hương | Aquilaria Agallocha Roxb. |
41 | Trắc vàng | |
Nhóm IA | ||
1 | Bách xanh | Calocedrusmacrolepis |
2 | Thông đỏ | Taxus chinensis |
3 | Phỉ 3 mũi | Cephalotaxus fortunei |
4 | Thông tre | Podocarpus neriifolius |
5 | Thông Pà cò | Pinus Kwangtugensis |
6 | Thông Đà lạt | Pinus dalattensis |
7 | Thông nước | Glyptostrobus pensilis |
8 | Hinh đá vôi | Keteleeria calcarea |
9 | Sam bông | Amentotaxus argotenia |
10 | Sam lạnh | Abies nukiangensis |
11 | Trầm (gió bầu) | Aquilaria crassna |
12 | Hoàng đàn | Copressus Torulosa |
13 | Thông 2 lá dẹt | Ducampopinus krempfii |
- Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ căm xe tại Hà Nội
Danh mục các loại gỗ thuộc nhóm II đó là:
STT | Tên tiếng Việt | Tên khoa học |
1 | Cầm xẻ | Xilya dolabriformis Benth |
2 | Da đá | Xilya kerrii Craib et Hutchin |
3 | Dầu đen | Dipterocarpus sp |
4 | Dinh | Markhamia stipulata Seem |
5 | Dinh gan gà | Markhamia sp. |
6 | Dinh khét | Radermachera alata P.Dop |
7 | Dinh mật | Spuchodeopsis collignonii P.Dop |
8 | Dinh thối | Hexaneurocarpon briletii P.Dop |
9 | Dinh vàng | Haplophragma serratum P.Dop |
10 | Dinh vàng hòa bình | Haplopharagma hoabiensis P.Dop |
11 | Dinh xanh | Radermachera alata P.Dop |
12 | Lim xanh | Erythrophloeum fordii Oliv. |
13 | Nghiến | Parapentace tonkinensis Gagnep |
14 | Kiền kiền | Hopea pierrie Hance |
15 | Săng đào | Hopea ferrea Pierre |
16 | Sao xanh | Homalium caryophyllaceum Benth |
17 | Sến mật | Fassia pasquieri H.Lec |
18 | Sến cát | Fosree cochinchinensis PierreVatica tonkinensis A.chev. |
19 | Sến trắng | Vatica thorelii Pierre |
20 | Táu mạt | Vatica philastreama Pierre |
21 | Táu núi | Hopea sp |
22 | Táu nước | Garcimia fagraceides A.Chev. |
23 | Táu mắt quỷ | Dialium cochinchinensis Pierre |
24 | Trai ly | Mesua ferrea Linn |
25 | Xoay | |
26 | Vấp | |
Nhóm IIA | ||
1 | Cẩm lai | Dalbergia oliverii Gamble |
2 | Gà te (Gõ đỏ) | Afzelia xylocarpa |
3 | Gụ | |
4 | Giáng hương | |
5 | Lát | |
6 | Trắc | |
7 | Pơ mu | Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas |
8 | Mun | |
9 | Đinh | Markhamia pierrei |
10 | Sến mật | Madhuca pasquieri |
11 | Nghiến | Burretiodendron hsienmu |
12 | Lim xanh | Erythophloeum fordii |
13 | Kim giao | Padocapus fleuryi |
14 | Ba gạc | Rauwolfia verticillata |
15 | Ba kích | Morinda offcinalis |
16 | Bách hợp | lilium brownii |
17 | Sâm ngọc linh | Panax vietnammensis |
18 | Sa nhân | Anomum longiligulare |
9 | Thảo quả | Anomum tsaoko |
- Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ, bền, chịu lực cao và có độ dẻo dai, mền hơn gỗ nhóm I và nhóm II, gỗ nặng trung bình. Tỷ trọng từ 0,65 – 0,80
Danh mục các loại gỗ thuộc nhóm III đó là:
STT | Tên tiếng Việt | Tên Khoa học |
1 | Bàng lang nước | Lagerstroemia flos reginae Retz |
2 | Bàng lang tía | Lagerstroemia loudony taijm |
3 | Bình linh | Vitex pubescens Vahl. |
4 | Cà chắc | Shorea Obtusa Wall |
5 | Cà ổi | Castanopsis indica A.DC. |
6 | Chai | Shirea vulgaris Pierre |
7 | Chò chỉ | Parashorea stellata Kury |
8 | Chò chai | Shorea thorelii Pierre |
9 | Chua Khét | Chukrasia sp |
10 | Chự | Litsea longipes Meissn |
11 | Chiêu liêu xanh | Terminalia chebula RetzHeritiera cochinchinensis Kost |
12 | Dâu vàng | chukrasia sp |
13 | Huỳnh | Vatica dyery King |
14 | Lát khét | Pterocarpus sp |
15 | Lau táu | Actinodaphne sinensis Benth |
16 | Loại thụ | Lagerstroemia tomentosa Presl |
17 | Re mit | Tepana odorata Roxb |
18 | Săng lẻ | Hopea hainanensis Merr et chunTchtona grandis Linn |
19 | Sao đen | Paviesia anamonsis |
2021 | Sao hải namTếch | Nephelium chryseum |
22 | Trường mật | Shorea hypochra Hance |
23 | Trường chua | |
24 | Vên vên vàng |
- Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ Janmi chịu nước- Thi công hoàn thiện tại Hà Nội giá rẻ nhất
- Nhóm IV: Nhóm gỗ thớ mịn, có màu tự nhiên, tương đối bền, dễ gia công, gỗ nhẹ, tỷ trọng từ 0,50 – 0,65
- Nhóm V: Nhóm gỗ được dùng phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất, gỗ nhẹ, tỷ trọng từ 0,20 – 0,50
- Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh, dễ chế biến, tỷ trọng từ 0,04 – 0,20
- Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh
- Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng rất kém, khả năng bị mối mọt cao, không bền.
2. Top 5 loại gỗ tự nhiên quý nhất thế giới hiện nay
Các loại gỗ quý nhất thế giới cũng là những loại gỗ đắt nhất mà bạn khó có thể nghĩ rằng giá của chúng lại cao đến vậy. Đây cũng chính là nguyên nhân và nhiều người mong muốn sở hữ chúng và một vài trong số này đã bị cấm khai thác, kinh doanh, buôn bán theo quy định ở mỗi quốc gia.
2.1. Gỗ Bocote
Gỗ Bocote có tên khoa học là Cordia spp, được phân bố ở vùng Mexico và Trung / Nam Mỹ. Cây gỗ có chiều cao từ 20m – 30m, đường kính thân cây từ 1m – 1,5m.
- Trọng lượng trung bình: 53 lbs / ft 3 (855 kg / m 3 )
- Trọng lực: (cơ bản, 12% MC): 0,68, 0,85
- Độ cứng: 2,010 lb f (8,950 N)
- Mô đun vỡ: 16.590 lb f / in 2 (114.4 MPa)
- Hệ số đàn hồi: 1,767,000 lb f / in 2 (12,19 GPa)
- Sức mạnh nghiền: 8.610 lb f / in 2 (59.4 MPa)
- Độ co dãn: Radial: 4.0%, Tangential: 7.4%, Volumetric: 11.6%, T / R Ratio: 1.9.
Đây là loại gỗ có mùi thơm vừa phải, vân đẹp, thân cây có màu vàng nâu với đường sọc màu nâu nhạt đến đen. Màu có xu hướng tối dần theo độ tuổi. Cây có tuổi thọ càng cao thì màu gỗ càng tối và càng đẹp và càng rất bền. Giá cao có thể lên đến 30USD/ 30cm.
-> Tham khảo thêm: Kho sàn gỗ Việt Nam lớn nhất Hà Nội
2.2. Gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai hay còn gọi là gỗ trắc, tên khoa học là Dalbergia Cochinchinensia, phân bố ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, chiều cao trung bình 25m, đường kính 1m. Gỗ cẩm lai có 2 loại là cẩm lai đỏ và cẩm lai đen.
Loại gỗ này có nhiều ưu điểm như vân gỗ đẹp, thớ gỗ rắn chắc, độ bền cao, phôi gỗ bề mặt bóng mịn nên dễ gia công và đánh bóng, ít cong vênh nứt nẻ, có mùi thơm dễ chịu có tác dụng chống côn trùng, chống mối mọt. Hiện nay, giá gỗ cẩm lai từ 40 – 50 tr/m3 gỗ có đường kính lớn trên 1m.
2.3. Gỗ sưa đỏ
Gỗ sưa còn có tên gọi khác và gỗ trắc thối, gỗ huê, gỗ huỳnh, tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, phân bố chủ yếu ở Việt Nam và vùng Hải Nam – Trung Quốc, câu cao từ 6m – 12m.
Loại gỗ sưa trắng không có nhiều giá trị kinh tế nên được sử dụng để trồng làm cây xanh trong công viên. Còn loại gỗ sưa đỏ lại rất quý và có giá trị kinh tế cao.
Tại nước ta một số năm trước có tình trang săn lùng chặt hạ gỗ sưa đỏ do nhu cầu từ phía Trung Quốc quá cao khiến nhà nước cấm khai thác loại gỗ này.
Gỗ sưa đỏ có ý nghĩa tâm linh lớn, được sử dụng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó có mùi hương lại có giá trị chữa bệnh. Loại gỗ này còn được sử dụng để đóng quan tài do nó có khả năng giữ được xác lâu không bị phân hủy. Gỗ sưa còn được sử dụng để làm hạt vòng xây chuỗi tràng hạt.
Gỗ sưa đỏ lâu năm phát tán ra môi trường xung quanh nó một loại khí gọi là “khí mộc dưỡng” có tác dụng làm tỉnh táo, an thần, khi thường xuyên tiếp xúc nó còn có khả năng phục hồi và tăng cường chưc năng của các tạng phủ trong cơ thể, tăng chức năng của thận làm cho thận khỏe hơn, thận khỏe sẽ làm cho mọi tạng phủ khác trong cơ thể cũng khỏe mạnh theo. Giá 1 kg lõi gỗ sưa đỏ loại đẹp có giá dao động từ 5-7 triệu đồng.
-> Bài viết tham khảo: Sàn gỗ có độc hại không?2.4. Gỗ Purple Heart
Gỗ Purple Heart còn được gọi là gỗ trái tim màu tím, có tên khoa học là Pltogyne, được phân bố ở rừng mưa nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, cây trưởng thành có chiều cao từ 30m – 50m, đường kính thân lên đến 1,5 mét.
Loại gỗ này khi cắt thì màu sắc sẽ chuyển từ màu nâu sang màu tím, bề mặt gỗ sấy khô sẽ nổi vân rất đẹp. mà hầu như rất hiếm loại gỗ nào khác có được nên thường được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, nội thất, làm nhạc cụ .... Gỗ Purple Heart trở thành một trong các loại gỗ quý hiếm nhất thế giới vì đặc tính bền lâu, chịu được sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Khi khô rất cứng, trọng lượng riêng 860 kg/ m3, gỗ rất bền và chịu nước tốt.
2.5. Gỗ Lignum Vitae
Gỗ Lignum Vitae có tên khoa học là Bulnesia sarmientoi được phân bố ở Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ, thân cây cao từ 6m – 10 m, đường kính thân từ 3m – 6 m.
Lignum Vitae được đánh giá là một trong những loại gỗ quý nhất thế giới do nó cũng có màu sắc đặc biệt như gỗ Purple Heary. Màu gỗ sẽ chuyển từ màu nâu của màu ô liu đến màu nâu xanh đậm đến gần như đen, đôi khi có màu đỏ. Gỗ có tuổi thọ cao thì màu gỗ càng tối và tối dần khi tiếp xúc với ánh sáng. Màu sắc có xu hướng tối dần theo tuổi, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh sáng. Loại gỗ này nặng nhất và cứng nhất trên thế giới do các vân gỗ lồng vào nhau, đang chặt vào nhau. Gỗ có thể được đánh bóng đến độ bóng rất mịn do hàm lượng dầu tự nhiên cao.
Gỗ Lignum Vitae được sử dụng trong các ứng dụng chìm hoặc tiếp xúc mặt đất, sử dụng cho vòng bi trục chân vịt trên tàu và dầu tự nhiên của nó cung cấp khả năng tự bôi trơn giúp gỗ có khả năng chống mài mòn tuyệt vời. Loại gỗ này đang bị khai thác đến bờ vực tuyệt chủng, và hiện là một loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tham khảo thêm: Giá sàn gỗ ngoài trời 2 mặt ở Hà Nội
3. Cách tính giá các loại gỗ quý
Giá các loại gỗ thông thường sẽ được tính theo đơn vị thể tích là m3. Tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn không biết cách tính giá các loại gỗ quý thế nào? Trên thực tế thì các tính giá của chúng cũng theo đơn vị thể tích nhân với đơn giá của từng loại gỗ. Chỉ một số loại quý hiếm và có giá trị về mặt tâm linh thì được tính theo khối lượng như gỗ sưa.
Mét khối (m3) của từ loại gỗ sẽ được phân biệt một cách rõ ràng như sau:
+ Đối với gỗ tròn
Thể tích = L x S (chiều dài khúc gỗ x diện tích mặt cắt tròn)
+ Đối với gỗ vuông
Thể tích = H x a x a (chiều dài khúc gỗ x diện tích mặt cắt hình vuông)
+ Đối với gỗ chữ nhật
Thể tích = H x a x b (chiều dài khúc gỗ x diện tích mặt cắt hình chữ nhật