Sàn gỗ công nghiệp ngày càng được cải tiến về chất lượng và thiết kế, màu sắc. Chúng được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như độ bền, khả năng chịu nước, giá cả, cấu tạo và cả cấu trúc … Xét về khía cạnh cấu trúc thì ván sàn gỗ công nghiệp được sản xuất có 2 cách lắp đặt đó là lắp thẳng và lắp xương cá. Các tấm vãn gỗ lót sàn được lắp ghép với nhau nhanh chóng nhờ hệ thống hèm khoá ở 4 cạnh. Các loại hệ thống hèm khoá phổ biến được các nhà sản xuất sử dụng đó là mộng hèm khóa TAP&GO, hèm khóa zip’n’go, hèm âm-dương …
Tuy nhiên, có một vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là sàn gỗ công nghiệp hèm V và hèm phẳng có những ưu và nhược điểm gì. Sau đây Sàn Đẹp sẽ đưa ra thông tin về 2 loại hèm này giúp bạn dễ dàng hình dung và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Sàn gỗ công nghiệp hèm phẳng
Trên thị trường ván gỗ công nghiệp lót sàn ở nước ta thì loại ván sàn gỗ hèm phẳng thường là loại dày 8mm. Khi lắp đặt loiaj sàn gỗ công nghiệp hèm phẳng thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra sau khi lắp đặt hoàn thiện thì bề mặt sàn phẳng tuyệt đối như một tấm phản gỗ trên mặt sàn nhà mà bạn khó nhìn thấy đường đường mối nối, rãnh nào giữa các tấm ván sàn.
sàn gỗ hèm phẳng lát xương cá
Ưu và nhược điểm của các loại sàn gỗ công nghiệp hèm phẳng
- Sàn gỗ công nghiệp hèm phẳng có tốc độ sản xuất nhanh, không mất công đoạn mài cạnh như loại sàn gỗ hèm V hoặc hèm U. Loại sàn hèm phẳng thường được sản xuất ở loại sàn gỗ độ dày 8 ly, có giá rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại nếu được sản xuất bằng hèm V, hèm U.
- Vệ sinh sàn gỗ hèm phẳng dễ dàng hơn hèm phẳng do không có rãnh như sàn gỗ hèm V hoặc hèm U.
- Nhược điểm của sàn gỗ hèm phẳng là nhìn không tự nhiên, không lộ rõ các đường rãnh như sàn gỗ hèm V hoặc hèm U.
- Khi tiếp xúc với không khí ẩm hoặc đổ nước mà không xử lý lau khô nhanh thì khu vực cạnh hèm dễ dàng bị gợn mép do gỗ bị nở ra.
- Khi tiếp xúc với không khí ẩm hoặc đổ nước mà không xử lý lau khô nhanh thì khu vực cạnh hèm dễ dàng bị gợn mép do gỗ bị nở ra.
Sàn gỗ công nghiệp hèm V hoặc U
Sàn gỗ công nghiệp hèm V, U thường được ứng dụng khi sản xuất sàn gỗ công nghiệp dày 12mm. Sàn gỗ hèm V khi lắp đặt đổ lộ các đường nối giữa các tấm ván sàn gỗ công nghiệp nên khi lắp trông giống như sàn gỗ tự nhiên.
Tất cả các cạnh của tấm ván sàn gỗ hèm V thì đều được xử lý mài vát nhẹ. Khi 2 thanh gỗ lắp với nhau thì giữa 2 thanh gỗ tạo hình chữ V nên được gọi là hèm V, hèm U. Phần cạnh này được sơn chống nước để bảo vệ sàn gỗ không bị ngấm nước khi có nước đọng trên khe gỗ và chống bám bụi.
-> Tham khảo thêm: Tấm nhựa ốp trần giá rẻ
-> Tham khảo thêm: Tấm nhựa ốp trần giá rẻ
Sàn gỗ hèm V lát xương cá
Ưu và nhược điểm của dòng sàn gỗ hèm V
- Lắp sàn gỗ công nghiệp hèm V mang đến bề mặt sàn khi hoàn thiện làm nổi bật từng tấm gỗ giống với lát sàn gỗ tự nhiên.
- Khi bị đổ nước thời gian dài thì sàn gỗ hèm V cũng không bị gơn các cạnh lên nên đảm bảo mặt sàn luôn bằng phẳng, giữ được thẩm mỹ.
- Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp hèm V là vệ sinh khó hơn sàn hèm phẳng 1 chút do tại cạnh hèm, khả năng bám bẩn nhiều hơn.
- Do quy trình sản xuất sàn gỗ hèm V tốn nhiều thời gian hơn nên chi phí sản xuất nhiều cao hơn nên giá loại ván sàn này cũng cao hơn sàn gỗ hèm phẳng.
Từ những thông tin trên thì mỗi sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình. Sự lựa chọn phụ thuộc vào sở thích và ngân sách của những người chủ công trình.
-> Tham khảo các sản phẩm: Sàn gỗ Thái Lan ở Hà Nội
-> Tham khảo các sản phẩm: Sàn gỗ Thái Lan ở Hà Nội