1. Nguyên nhân gây thấm dột sàn
2. Hậu của khi sàn bị thấm, dột
-> Tham khảo thêm: Sàn gỗ công nghiệp Malaysia loại nào tốt nhất?
3. Những vị trí nào cần chống thấm sàn?
Dựa trên thực tế các công trình bị thấm sàn, Sau đây là những hạng mục cần thống thấm bạn cần chú ý:
- Chống thấm mái bằng bê tông, mái tôn, mái ngói
- Chống thấm sàn ban công, sàn sân thượng, sàn nhà vê sinh, sàn ngoài trời
4. Các phương pháp chống thấm sàn hiệu quả nhất
Mặc dù kỹ thuật của thợ thi công sàn, trần xử lý chống thấm dột lành nghề nhưng vật liệu cống thấm kém, không có độ co giãn linh hoạt trước tác động của thời tiết thì sàn, trần vẫn có thể bị thấm dột. Vì thế, bạn cần lựa chọn chất chống thấm tốt, phù hợp với từng vị trí cụ thể. Sau đây là top 5 loại vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay và hướng dẫn thi công hiệu quả.
4.1. Keo chống thấm sàn chuyên dụng
Khi bạn nhìn thấy các dấu hiệu sàn, trần nhà bị nứt, thấm dột thì ban nên sử dụng keo chống thấm chuyên dụng. Loại keo được khuyên dùng là keo TX-911 có cấu tạo từ bitum và PU. Nó có đặc tính dám dính tốt, khả năng đàn hồi cao để tram bít các vết nứt trong thời gian dài dưới tác động của thời tiết. Giá keo TX-911 cũng rất hợp lý để bạn lựa chọn sử dụng.
Phương pháp thi công keo chống dính tại các công trình cũ, mới sẽ khác nhau. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
4.1.1. Đối với công trình mới xây
Việc thi công keo chống thấm sàn, trần mái bê tông bị nứt cho công trình mới rất đơn giản. Các bước thực hiện như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên sàn, trần mái để keo bán dính tốt nhất,
- Quét lên bề mặt bê tông 1 lớp keo chống thấm nước. Sau khoảng 90 phút thì lớp keo này khô, ta quét lớp keo chống thấm thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ 1.
- Sau khi lớp chống thấm đã khi thì mới cán vữa.
4.1.2. Đối với công trình cũ
Các công trình cũ có sàn, trần bị thấm dột thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn. Bạn cần thực hiện việc này thật tỉ mỉ, kỹ càng để không còn gặp lại trình trạng này nữa.
- Vệ sinh bề mặt sàn thật sạch sẽ, nếu sàn bị lồi lõm do giãn nở thì cần mài phẳng sàn.
- Nếu bề mặt sàn có nhiều vết nứt, thì nên dùng vữa, keo chống thấm chuyên dụng hoặc keo dán gạch lấp đầy những vết nứt đó.
- Sử dụng chổi cứng để quét đều lớp keo chống thấm lên toàn bộ bề mặt sàn cần xử lý. Đợi cho lớp keo chống thấm khô lại, phủ một lớp vữa mỏng lên bề mặt. Lớp vữa phải cán thật đều. Cuối cùng, bạn bơm keo trực tiếp vào vết nứt. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới sử dụng đến vật liệu chống thấm toàn diện.
-> Tham khảo thêm: Vữa tự san phẳng có tốt không?
4.2. Chống thấm sàn bằng nhựa đường
Nhựa đường là loại vật liệu chống thấm dột hiệu quả nhờ khả năng bám dính tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Loại vật liệu này có khả năng thẩm thấu nhanh, kết dính cực tốt khi nóng chảy nên được dùng để trám bít kín các vết nứt, khe hở nên là lựa chọn tốt nhất cho các công trình bị thấm dột nghiêm trọng.
Ưu điểm nổi bật của nhựa đường là kết cấu màng dày dặn, có tính đàn hồi cao, chống chịu được áp lực của nước, an toàn, không độc hại, tuổi thọ của lớp màng này lên tới hàng chục năm.
Hướng dẫn thi công chống thấm sàn bê tông bông bằng nhựa đường
Thời điểm quét nhựa đường chống thấm là sau khi dùng keo để bít hết các vết rạn, nứt trên sàn.
- Chuẩn bị bề mặt sàn: Vệ sinh bề mặt chống thấm, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ trên sàn nhà. Đục và mài phẳng sàn.
- Thi công:
Quét 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên mặt sàn.
Đun sôi nhựa đường với dầu DO để hỗn hợp này thẩm thấu vào bề mặt bê tông, gia tăng hiệu quả chống thấm.
Sử dụng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn. Nên thi công vào ngày trời nắng để đạt hiệu quả cao nhất.
Sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 – 24h, thực hiện xả nước lên mặt sàn trong 24h để kiểm tra sàn đã chống thấm chưa.
4.3. Vật liệu chống thấm dột Flinkote
Flinkote được các chuyên gia trong ngành xây dựng đánh giá cao khi thi công chống cho sàn bê tông bị nứt. Đây là loại vật liệu được sử dụng trực tiếp đổ nên các vết nứt giúp tiết kiệm công sức và thời gian thi công.
Các bước thi công chống thấm sàn bằng Flinkote hiệu quả như sau:
B1: Chuẩn bị bề mặt sàn thật bằng phẳng, khô ráo, sạch, không có dầu mỡ, bụi bẩn.
B2: Tiến hành quét 1 lớp lót Flinkote No.3 pha theo tỉ lệ 1:1 với định lượng 0.2 lít/m2. Chờ một thời gian để lớp lót thẩm thấu hoàn toàn vào bề mặt sàn bị nứt.
B3: Sau khi lớp lót khô, bạn tiến hành quét lớp chống thấm lần 1 bằng lớp lót Flinkote nguyên chất với định lượng 0.5 lít/m2. Khi quét nên quét theo 1 chiều.
B4: Khi lớp chống thấm lần 1 đã khô thì bạn quét lớp Flinkote thứ 2 có định lượng như lần 1. Lớp này, bạn quét theo chiều vuông góc với lớp 1.
B5: Tiến hành phủ ngoài 1 lớp vữa xi măng hoặc lát gạch chống ngấm.
-> Tham khảo thêm: Báo giá simili trải lót sàn rẻ nhất Hà Nội
4.4. Chống thấm sàn bằng Sika
Sika chống thấm là một vật liệu được người tiêu dùng tại Việt Nam tin dùng trong nhiều năm qua. Đây là một hóa chất dạng lỏng nên dễ dàng thẩm thấu vào các vết nứt. Loại vật liệu này có tuổi thọ lên đến hàng chục năm. Các loại chống thấm Sika được dùng phổ biến hiện nay là:
- Sikalastic 590 chất chống thấm gốc polyurethane 1 thành phần
- Sika trám khe nứt là Sikalastic 110 Chất chống thấm polyurethane 1 thành phần
- Sika chống thấm sàn bê tông là Sikaproof Membrane. Đây là chất chống thấm tạo màng gốc bitum
- Sikabit Pro P30/40 màng chống thấm khò nóng
- Sika Multiseal băng keo chống nứt bê tông
- Sika Latex TH phụ gia chống thấm trộn xi măng liên kết bê tông cũ và mới.
Quy trình thi công chống thấm bằng Sika
Để thi công chống thấm bằng Sika Membrane, chúng ta thực hiện theo các bước sau:
B1: Chuẩn bị các dụng cụ như bay, đục, bàn chải sắt, chổi, xô, máy trộn vữa, xi măng PC 40 hoặc PCB 40, cát mịn nhỏ hơn 5mm không chứa tạp chất, Sika proof Membrane, Sika Latex hoặc Sika Latex TH
B2: Vệ sinh bề mặt sàn chống thấm, dọn dẹp các chướng ngại vật, đục các phần vữa thừa hoặc bê tông không đặc chắc, dungg máy mài sạch bề mặt bê tông …
B3: Xử lý vết nứt trên sàn bê tông
- Thi công lớp lót Sikaproof Membrane (Sikaproof Membrane và nước pha với tỷ lệ 1-1) bằng cách phun hoặc quét lên bề mặt bê tông khô. Mật độ thi công khoảng 0.2 – 0.3 kg/m². Nếu bề mặt hút nước cao thì phải làm ẩm bề mặt trước bằng nước sạch.
- Sau khoảng 3h, lớp lót đã khô thì thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày nguyên chất với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m². Khi thi công cần quét đều tay.
- Thi công kết nối bằng Sika Latex/ Sika Latex TH.
B4: Vệ sinh dụng cụ bằng nước lạnh lúc sản phẩm còn ướt và dùng dầu lửa hoặc dung môi khi sản phẩm đã khô.
4.5. Tấm lót chống thấm
Tấm lót chống thấm hay miếng dán chống thấm, màng bitum tự dính có khả năng đàn hồi và bám dính tốt, chống thấm, chống chọi được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dễ thi công, tuổi thọ cao nên là lựa chọn hành đầu cho mục đích chống thấm sàn mái bê tông.
Các loại miếng dán chống thấm phổ biến trên thị trường đó là: X2000, Autotak, Boisui, Sakyse, … Các hướng dẫn thi công màng chống thấm cho từng khu vực như sau:
-> Tham khảo thêm: Giá sàn nhựa hèm khóa Glotex
4.5.1. Miếng dán chống thấm mái tôn
- Làm sạch mái tôn và quét một lớp lót lên bề mặt mái tôn bị thấm dột
- Dán tấm chống thấm lên mái tôn là lớp lưới thủy tinh lên lớp lót
- Quét lớp chống thấm lần 1, khi khô tiếp tục quét lớp chống thấm lần 1
- Cuối cùng, dùng máy bơm nước lên mái để kiểm tra hiệu quả.
4.5.2. Miếng dán chống thấm nhà vệ sinh
Lăn 1 lớp sơn lót bitum gốc dung môi Polyprime SB quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn thi công với định mức 0,3 ÷ 0,4 Lít/m2 để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán màng. Khi lớp lót đã khô, ta trải cuộn màng Bitustick theo đúng chiều dài yêu cầu rồi cắt màng theo kích thước mong muốn.
Đặt tấm màng vừa cắt lên khu vực chuẩn bị dán để kiểm tra độ chuẩn khít của nó.
Bóc bỏ lớp màng Silicon và dán màng chống thấm sao cho diện tích chồng mí tối thiểu là 50mm, sau đó dán màng từ giữa ra hai mép để đẩy hết không khí ở bên dưới màng ra ngoài.
Láng một lớp vữa xi măng cát lên trên lớp màng chống thấm tự dính ngay sau khi thi công xong để bảo vệ màng.
4.5.3. Miếng dán chống thấm trần nhà, sàn mái
Cắt băng trám kín theo chiều dài chống thấm yêu cầu, tháo màng bảo vệ.
Dùng con lăn sơn ấn mạnh lên bề mặt với một lực thích hợp. Các mối nối phải được chồng lên nhau tối thiểu 5 cm. Nên làm nóng băng keo chống thấm bằng máy sấy thổi hơi nóng trong quá trình thi công để tăng cường độ kết dính.
4.5.4. Miếng dán chống thấm ngoài trời
Bóc lớp nilong trên bề mặt màng chống thấm. Sau đó dán màng chống thấm lên bề mặt cần thi công. Không cần tác dụng nhiệt (do màng chống thấm này sẽ tự nguội) nên biên độ chồng mí là 70-100mm
Nên phủ một lớp bê tông dày khoảng 3-4cm để bảo vệ mặt màng chống thấm, tăng tính bền vững cho công trình.
-> Tham khảo thêm: Làm sàn gỗ An Cường giá rẻ tại Hà Nội
4.6. Chống thấm sàn bằng xi măng
Chống thấm sàn bằng xi măng là cách chống thấm đơn giản, dễ làm, giá rẻ mà ai cũng có thể làm được. Các bước thi công được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ như: cây lăn, chổi quét, bay …
- Vật liệu chống thấm: xi măng trắng hoặc xi măng đen
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông, loại bỏ bụi bẩn, vun vữa, các mảng rêu bám
Tiến hành thi công
- Pha xi măng với nước theo tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến nghị để đảm bảo độ kết dính nhưng không quá đặc.
- Sử dụng con lăn để quét xi măng chống thấm bề mặt sàn, cần phải quét đều tay sao cho xi măng được dàn đều trên bề mặt sàn. Có thể quét làm 2 lớp. Quét lớp đầu và để khô tự nhiên khoảng 10 phút sau đó quét tiếp lớp thứ 2. Để tránh bề mặt quét xi măng khô quá nhanh thì bạn nên dùng bao, lưới,.. để che chắn bề mặt làm giảm giá trị chống thấm và mất tính thẩm mỹ công trình.
Kết luận:
Chống thấm sàn sân thượng, sàn ban công, sàn mái, sàn nhà vệ sinh, sàn ngoài trời là việc cần phải được thực hiện ngay khi bạn phát hiện thấy các vết nứt, sự thấm dột vì nó ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Việc lựa chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp cũng rất quan trọng. Những sản phẩm chống thấm sàn và hướng dẫn thi công mà chúng tôi liệt kê bên trên hy vọng sẽ hữu ích với bạn.
-> Tham khảo thêm: Tấm ốp lam sóng vân gỗ giá rẻ tại Hà Nội