1. Ván gỗ ép công nghiệp là gì?
Ván gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được làm từ các mảnh gỗ vụn, dăm gỗ hoặc sợi gỗ được ép lại với nhau bằng keo hoặc dưới áp lực lớn để tạo thành tấm ván lớn có độ dày khác nhau theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bề mặt tấm ván gỗ ép có thể được phủ melamine, laminate, gỗ veneer, nhựa acrylic 1 mặt hoặc 2 mặt.
Gỗ ép công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội so với gỗ tự nhiên như: độ bền cao, chống ẩm tốt, đa dạng về chủng loại và kích thước, giá rẻ nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ gỗ nội thất.
Quy trình sản xuất gỗ ép công nghiệp
Dưới đây là một phác thảo về quy trình sản xuất ván gỗ ép công nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chọn các loại gỗ phù hợp như gỗ thông và gỗ dầu, gỗ keo, và các phế phẩm gỗ tự nhiên. Gỗ thô được đưa qua quá trình xử lý nhiệt hoặc hơi nước để giảm độ ẩm xuống mức phù hợp. Việc này giúp ngăn chặn sự cong vênh hoặc biến dạng của sản phẩm sau khi hoàn thiện.
Bước 2: Nghiền gỗ và tạo sợi gỗ
Gỗ được đưa qua quá trình nghiền thành dạng sợi nhỏ và mảnh hơn. Quá trình này giúp tăng cường tính năng kỹ thuật và cải thiện khả năng kết dính của sản phẩm cuối cùng.
Bước 4: Kết hợp với keo hoặc chất gắn kết
Sợi gỗ được trộn lẫn với keo hoặc chất gắn kết khác để tạo thành hỗn hợp.
Bước 5: Ép và nén gỗ
Hỗn hợp gỗ và keo được đặt trong khuôn ép chính xác về kích thước và hình dạng.
Gỗ và keo sau đó được ép nén với áp lực và nhiệt độ cao trong thời gian nhất định. Quá trình này giúp kết dính các sợi gỗ lại với nhau và tạo nên tấm gỗ ép có độ dày và mật độ mong muốn.
Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi gỗ ép được tạo thành, nó được cắt thành các tấm hoặc sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng hoặc quy trình sản xuất cụ thể.
Các bề mặt của gỗ ép cũng có thể được gia công thêm để tạo ra bề mặt mịn và bóng hoặc dán melamine, laminate, nhựa acrylic, gỗ veneer.
Lưu ý rằng quy trình chế tạo gỗ ép có thể có sự khác biệt nhỏ tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và các loại gỗ và keo được sử dụng.
Dưới đây là các loại gỗ ván ép công nghiệp phổ biến trên thị trường.
-> Tham khảo thêm: Các mẫu sàn gỗ giá rẻ nhất Hà Nội
2. Ván gỗ ép công nghiệp MFC
Nguyên liệu: Sản phẩm này có nguyên liệu chính là các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…
Quy trình sản xuất: Sau khi thu hoạch thì cây gỗ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ. Phần dăm gỗ này được trộn với keo nóng chảy và ép dưới áp suất sao để tạo thành các tấm ván có độ dày phổ biến là 9 mm, 12 mm, 15 mm, 18 mm, 25 mm, dài 2.440 mm, rộng 1.220mm, 1.530mm,1.830mm…. Cuối cùng, tấm ván gỗ được đưa vào dây chuyền máy để phủ lớp Melamine lên bề mặt có tác dụng tạo vân gỗ và chống trầy xước, chống thấm nước.
Các loại ván gỗ ép công nghiệp MFC
- Ván gỗ MFC lõi thường được sử dụng trong gia công bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh
- Ván gỗ MFC lõi xanh chống ẩm thường được gia công đồ nội thất như tủ bếp, tủ Toilet, vách Toilet, Lavabo, những đồ nội thất sử dụng những khu vực có độ ẩm không khí cao. Do đó, giá gỗ MFC lõi xanh cao hơn giá gỗ MFC lõi thường.
Tuổi thọ của gỗ MFC từ 10 năm – 15 năm trong điều kiện môi trường nhà ở và khí hậu tại Việt Nam
Ưu điểm của ván gỗ MFC
- Sản phẩm có tính ứng dụng cao để làm đồ nội thất các khu vực thương mại, trường học, bệnh viện, nhà ở với mức giá rẻ
- Khả năng chống ẩm tốt, ít cong vênh và co ngót
- Khả năng cách nhiệt và tiêu âm khá tốt.
- Có nhiều màu sắc phù hợp với các thiết kế không gian nội thất khác nhau.
- Bề mặt nhẵn, trơn, dễ dàng vệ sinh
- An toàn với sức khỏe của người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của ván gỗ MFC
- Ván sàn gỗ công nghiệp MFC chịu nước thấp, có thể bị nở ra khi ở trong môi trường độ ẩm quá cao trong thời gian dài.
- Màu sắc vân gỗ không chân thực
- Khả năng chịu mài mòn, chống xước kém.
3. Ván gỗ ép công nghiệp MDF
Nguyên liệu và quy trình sản xuất: Sản phẩm được tạo thành từ các loại gỗ vụn, nhánh cây ... được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rửa để loại bỏ tạp chất, loại bỏ đường trong gỗ. Sau đó đưa vào máy trộn gồm có keo chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ và ép lại thành một tấm lớn. Ván gỗ MDF có mật độ bột gỗ 600-800 kg/m³. Quy trình sản xuất tấm MDF cũng có 2 loại là khô và quy trình ướt, mỗi dạng có những ưu nhược điểm riêng. Tấm ván gỗ công nghiệp MDF có các kích thước phổ biến là: dày 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, dài 2440mm, rộng 1.220mm, 1.530mm, 1.830mm.
Các loại ván gỗ ép công nghiệp MDF
Ván gỗ công nghiệp MDF được chia thành 3 loại là- Ván MDF thường khi sử dụng thường được sơn PU
- MDF cốt xanh chống ẩm được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất.
Gỗ công nghiệp MDF được sử dụng làm bàn ghế, giường, tủ, cửa, kệ sử dụng trong gia đình và các công trình thương mại như văn phòng, bệnh viện, khách sạn ... Giá gỗ MDF cao hơn giá gỗ MFC.
-> Gợi ý: Sàn gỗ xương cá giá rẻ
Ưu điểm của ván gỗ ép MDF
- Ván gỗ MDF có ưu điểm dễ bám sơn, vecni nên được sử dụng làm đồ nội thất có nhiều máu sắc như giường, tủ, bàn ghế cho trẻ nhỏ, shworoom bán hàng.
- Khi sản xuất có thể tạo nên tấm ván gỗ MDF dáng cong nên có nhiều ưu ựng trong thiết kế đồ nội thất hơn ván gỗ MFC.
- Ván gỗ ép công nghiệp MDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, chịu nước tốt, ít bị cong vênh, co ngót hơn ván gỗ MFC.
Nhược điểm của gỗ MDF
- Ván gỗ MDF có thể bị mẻ cạnh.
- Độ dày của ván MDF hạn chế nên khi sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn phải ghép các tấm với nhau bằng keo chuyêndungj
- Những loại ván MDF chất lượng thấp có thể chứa Formaldehyde gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, khi chọn mua ván gỗ MDF, bạn nên tìm đến những thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Tham khảo thêm: sàn gỗ công nghiệp Lucano được làm từ cốt gỗ HDF
4. Ván gỗ ép công nghiệp HDF
Ván gỗ ép HDF là tên viết tắt của từ High Density Fiberboard có nghĩa là gỗ sợi mật độ cao.
Nguyên liệu và quy trình sản xuất: bột gỗ là gỗ tự nhiên được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao (1000C – 2000C). Như vậy gỗ đã được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước bằng dây chuyền hiện đại nên đảm bảo chất lượng cao. Bột gỗ sau đó kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, ép dưới áp suất cao (850-1.000 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có độ dày từ 6mm – 24mm.
- Tham khảo thêm: Ván sàn gỗ Kronopol Ba Lan
Sau đó, các tấm ván gỗ được đưa vào dây chuyền xử phủ lớp bảo vệ trên bề mặt là ép nhiệt lớp film vân gỗ rồi phủ lớp Melamine kết hợp với sợi thủy tinh trong suốt có tác dụng chống mài mòn và chống xước cực cao.
Các loại ván gỗ HDF
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gỗ HDF như: ván gỗ HDF đen, ván gỗ HDF xanh, ván gỗ HDF thường và ván gỗ HDF trắng.
Ưu điểm của ván gỗ công nghiệp HDF
Với quy trình sản xuất hiện đại như nên gỗ ép HDF có rất nhiều ưu điểm hơn các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF:
- Có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt rất tốt.
- Sản phẩm có khả năng chống xước, chống ẩm phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam
- Ván gỗ công nghiệp HDF có độ cứng cao, chịu lực tốt nên phù hợp để làm sàn gỗ.
- Bề mặt ván gỗ mịn nên rất dễ dàng sơn hoặc ép các loại bề mặt trang trí bên trên như lớp gỗ veneer, laminate, melamine cho ra sản phẩm có độ sắc nét, chân thực, tự nhiên nhất.
- Ván sàn gỗ gỗ HDF có thể được sử dụng trong môi trường ẩm.
- Với thành phần chính là gỗ tự nhiên nên sản phẩm gỗ HDF an toàn với sức khỏe của người sử dụng, thân thiện với môi trường. Các sản phẩm HDF được sản xuất thường đẩm bảo đạt chứng nhận E1 của châu Âu.
Nhược điểm của ván gỗ ép công nghiệp HDF
- Giá gỗ HDF cao hơn các loại gỗ ép khác.
- Khó phân biệt gỗ HDF tiêu chuẩn bằng mắt thường.
Do giá cao, khá nặng hơn các loại ván gỗ ép DFC và MDF nên sản phẩm này chủ yếu được sử dụng để làm sàn gỗ công nghiệp, giường, vách ngăn xây dựng, cửa ...
- Bạn đọc tham khảo địa chỉ: Đại lý sàn gỗ Janmi dày 12mm
5. So sánh ván gỗ ép HDF, MDF và MFC
- Độ bền và ứng dụng
Đặc biệt, ván gỗ công nghiệp HDF cách âm và cách nhiệt rất tốt hơn.
- Giá bán
Bởi vì ván gỗ HDF có kết cấu chắc chắn, chất lượng tốt hơn, tuổi thọ cao nên giá bán cao hơn ván gỗ MDF và MFC đáng kể. Do đó, khi lựa chọn các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp, bạn nên xem xét nhu cầu sử dụng của mình nhiều hay ít, sử dụng lâu dài hay ngắn hạn để đưa ra lựa chọn phù hợp.
-> Tham khảo thêm: Sàn gỗ Pago giá rẻ nhất&
6. Kinh nghiệm tìm mua tấm gỗ ép công nghiệp
Tìm mua tấm gỗ ép công nghiệp có thể dễ dàng hơn nếu bạn áp dụng một số kinh nghiệm và hướng dẫn sau đây:
- Định rõ mục đích sử dụng: Gỗ ép có nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm xây dựng nội thất, làm vách ngăn, làm đồ trang trí, vv. Mục đích sử dụng sẽ giúp bạn xác định loại gỗ ép cần mua và các yêu cầu kỹ thuật liên quan.
- Tìm hiểu về loại gỗ ép: Tìm hiểu về đặc tính và ưu điểm của từng loại để bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Tìm các nhà cung cấp uy tín: Nên tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín và có tiếng trong ngành.
- Kiểm tra chất lượng gỗ ép: Đảm bảo rằng bề mặt của gỗ ép không bị trầy xước, không có vết nứt hay cong vênh.
- Xem xét giá cả và so sánh: So sánh giá cả và chất lượng giữa các nhà cung cấp khác nhau. Đừng chỉ nhìn vào giá thấp mà bỏ qua chất lượng.
- Tìm các cửa hàng trưng bày hoặc khu vực gỗ: Nếu có thể, hãy tìm đến các cửa hàng trưng bày hoặc khu vực chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, nội thất hoặc gỗ ép. Điều này giúp bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận trực tiếp sản phẩm trước khi mua.
- Hỏi về chính sách đổi trả và bảo hành: Hãy tham khảo về chính sách đổi trả và bảo hành từ nhà cung cấp để đảm bảo rằng bạn có lựa chọn nếu gặp phải vấn đề về chất lượng hoặc không đáp ứng đúng yêu cầu của bạn.
- Địa chỉ tham khảo: Đại lý sàn gỗ, sàn gỗ ngoài trời tại Bắc Ninh