-> Tìm hiểu thêm: Giá sàn gỗ giáng hương Lào tại Hà Nội
1. Tìm hiểu về gỗ sồi và gỗ tần bì
1.1. Gỗ tần bì

Ván gỗ tần bì
Đặc điểm của gỗ tần bì
1.2. Gỗ sồi

Đặc điểm của gỗ sồi
-> Tìm hiểu thêm: Sàn gỗ căm xe giá bao nhiêu?

2. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa sàn gỗ tần bì và sàn gỗ sồi Nga
Sự nhầm lẫn giữa sàn gỗ tần bì và sàn gỗ sồi Nga thường xuất phát từ các yếu tố sau:
Vẻ ngoài: Cả gỗ tần bì và gỗ sồi đều có màu sắc và vân gỗ khá giống nhau khiến việc phân biệt bằng mắt thường trở nên khó khăn.
Nguồn gốc: Cả hai loại gỗ này đều là gỗ nhập khẩu từ Nga hoặc các nước châu Âu nên người tiêu dùng thường ít quen thuộc với đặc điểm cụ thể của từng loại, dẫn đến sự nhầm lẫn.
Sử dụng phổ biến trong nội thất: Gỗ tần bì và gỗ sồi đều được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất và chúng đều được đánh giá cao về độ bền và tính thẩm mỹ, khiến chúng trở nên phổ biến và dễ bị nhầm lẫn.
Tính ứng dụng và giá cả: Gỗ tần bì và gỗ sồi có mức giá tương đối phải chăng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm nội thất như sàn gỗ, cửa, tủ, giường, bàn ghế và đồ gia dụng khác nên tạo ra sự nhầm lẫn giữa hai loại gỗ này.
Sàn gỗ sồi
Thiếu thông tin chi tiết: Nhiều người tiêu dùng không có đủ thông tin chi tiết về đặc điểm riêng biệt của từng loại gỗ càng làm tăng khả năng nhầm lẫn.
Gỗ tần bì khi nhập về Việt Nam được gọi thêm với tên gọi là “gỗ sồi Nga” để giúp cho tên gỗ có phần “sang hơn”. Nên từ “gỗ sồi Nga” được nhiều người sử dụng rộng rãi trên thị trường. Nhưng thực tế thì Việt Nam không nhập khẩu gỗ sồi từ Nga do chính phủ Nga đã thắt chặt nguồn cung cấp gỗ xuất khẩu do nạn chặt phá rừng bừa bãi bằng cách tăng tiền thuế. Nên đa phần sản phẩm được nói là gỗ Sồi Nga sẽ được làm từ gỗ Tần Bì.
-> Tìm hiểu thêm: Bảng giá sàn gỗ ngoài trời Hà Nội
3. Gỗ sồi và gỗ tần bì loại nào đắt hơn?
Khi so sánh giá gỗ sồi và gỗ tần bì thì chúng không có sự chênh lệch lớn về giá trị kinh tế, với mức giá gần như ngang nhau.
Giá gỗ tần bì: 18.500.000 đ/m3
Giá gỗ sồi: 19.000.000 đ/m3
Yếu tố ảnh hưởng đến giá gỗ sồi và gỗ tần bì phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và chi phí vận chuyển.
Cả gỗ sồi và gỗ tần bì đều là loại gỗ mềm, nhẹ và dẻo dai, giúp quá trình sản xuất và thi công dễ dàng hơn so với nhiều loại gỗ khác. Đặc điểm và giá thành của hai loại gỗ này khá giống nhau, khiến việc xác định loại nào đắt hơn trở nên khó khăn.
Nội thất gỗ sồi
4. Ứng dụng của gỗ sồi và gỗ tần bì
Cả gỗ sồi và gỗ tần bì đều có nhiều ứng dụng trong thiết kế và thi công nội thất nhờ vào độ bền, tính thẩm mỹ và khả năng gia công dễ dàng. Gỗ sồi thích hợp với các thiết kế sang trọng và ấm cúng, trong khi gỗ tần bì mang lại vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch.
Bàn ghế: Nhờ vào độ cứng và độ bền cao, vân gỗ đẹp và màu sắc tự nhiên tạo nên vẻ sang trọng và ấm cúng cho không gian sống.
Tủ bếp: Không chỉ bền mà còn chống mối mọt tốt, chịu được môi trường ẩm ướt của nhà bếp.
Giường tủ: Nhờ vào khả năng chịu lực và độ ổn định cao nên giường tủ có thiết kế chắc chắn và tuổi thọ lâu dài.
Giường gỗ tần bì
Sàn gỗ: Được ưa chuộng nhờ vào độ bền và vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc ấm áp và vân gỗ đẹp giúp tạo nên không gian sang trọng và ấm cúng.
-> Xem chi tiết: Các mẫu sàn gỗ sồi tự nhiên
Đồ trang trí: Kệ sách, khung tranh gỗ
Cửa ra vào: Nhờ vào độ cứng và khả năng chống mối mọt, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Cầu thang: Cầu thang gỗ sồi, tần bì không chỉ chắc chắn mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Ốp tường và ốp trần gỗ tần bì
Kết luận:
Cả gỗ tần bì và gỗ sồi đều là những lựa chọn được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến đồ nội thất. Sàn Đẹp đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về màu sắc, chất liệu và các ứng dụng của từng loại gỗ, giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại gỗ phù hợp nhất cho gia đình mình.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về giá trị của gỗ tần bì và gỗ sồi, cùng với đặc điểm và ứng dụng cụ thể của từng loại trong ngành nội thất. Đừng quên thường xuyên cập nhật website của chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!