1. Ván gỗ công nghiệp phủ Laminate là gì?
Mẫu lớp laminate phủ gỗ công nghiệp
2. Cấu tạo ván ép gỗ công nghiệp phủ Laminate
-> Tham khảo thêm: Ván sàn tre ngoài trời giá rẻ, đẹp, chống mối, chịu nước
3. Các kích thước gỗ công nghiệp phủ laminate
4. Ưu điểm ván gỗ công nghiệp phủ Laminate là gì?
-> Tham khảo thêm: Các mẫu sàn nhựa Hàn Quốc giá rẻ
5. Quy trình sản xuất ván ép gỗ công nghiệp phủ Laminate
Quy trình sản xuất ván gỗ công nghiệp phủ laminate là một quy trình kỹ thuật tiên tiến bao gồm các công đoạn sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
- Chuẩn bị cốt gỗ: Gỗ được lựa chọn và chuyển đến nhà máy, sau đó được đập nhỏ và nghiền nát thành bột gỗ.
Quy trình khô: Trộn keo và chất phụ gia vào bột gỗ khô bằng máy trộn-sấy sơ bộ.
Chế độ nhiệt đảm bảo keo hóa rắn từ từ. Sau đó máy ép thực hiện ép để tạo thành tấm ván.
Quy trình ướt: Phun nước vào bột gỗ để tạo thành dạng vảy.
Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.
Cán hơi để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.
- Chuẩn bị keo dán: Sử dụngkeo dán chuyên dụng WBP và keo Phenol trên nền keo E1, keo E0 để đảm bảo độ kết dính cao và không gây độc hại.
- Chuẩn bị bề mặt laminte: Đảm bảo kích thước đồng đều của bề mặt Laminate, tối ưu khoảng 0.6mm.
Bước 2: Dán laminate lên tấm ván gỗ công nghiệp. Để đảm bảo sự kết hợp hoàn hảo giữa tấm ván và lớp laminate, người thợ sẽ sử dụng công nghệ dán cứng tiên tiến. Tấm ván và laminate sẽ được đặt trong các máy ép chuyên dụng để tạo ra sức ép đồng đều trên toàn bộ bề mặt, kết hợp chặt chẽ hai lớp lại với nhau.
Bước 5: Ép chỉ nẹp
Ép chỉ nẹp dán cạnh gỗ công nghiệp vào viền của tấm ván để tăng tính thẩm mỹ và độ chắc chắn. Chọn màu sắc tương đồng với màu của lớp Laminate để tạo sự hài hòa.
6. 4 loại cốt gỗ công nghiệp phủ bề mặt Laminate phổ biến
Khi xét về cấu tạo của cốt gỗ trong ván phủ Laminate, chúng ta có thể chia thành 4 loại sau đây:
Ván gỗ MFC phủ Laminate
Loại ván này được tạo ra từ cấu tạo cốt gỗ là ván dăm MFC, được phủ 1 lớp Laminate phía trên. Tuy sản phẩm này rất ít được sử dụng do chất lượng không tốt bằng 3 loại ván còn lại.
Ván gỗ công nghiệp MDF Laminate
So với MFC, ván gỗ MDF phủ Laminate sử dụng cốt gỗ MDF kết hợp với lớp Laminate phủ bề mặt. Đây là loại ván được ưa chuộng trong ngành gia công nội thất, nhờ khả năng chống trầy xước và độ ổn định màu sắc lại có mức giá vừa phải. Loại ván này không bị phai màu theo thời gian và phù hợp với điều kiện tiêu dùng của người Việt Nam.
Ván gỗ công nghiệp HDF phủ Laminate
Ván gỗ HDF phủ Laminate nổi bật với ưu điểm vượt trội về khả năng chịu nước và ẩm. Tận dụng 85% gỗ tự nhiên, phối hợp với các chất phụ gia chống ẩm, tạo nên độ cứng và độ bền ấn tượng. Loại ván này có chất lượng tốt hơn và độ bền cao hơn 2 loại MFC và MDF.
Ván gỗ CDF Laminate
Đây là loại ván mới. Lớp cốt gỗ CDF màu đen có mật độ gỗ cao, có khả năng chống thẩm, chịu lực và chịu nhiệt nổi trội. Kết hợp với lớp phủ laminate mang đến 1 sản phẩm tốt, độ bền cao, màu sắc đẹp, đáp ứng các yêu cầu sử dụng lâu dài và trong môi trường ẩm.
-> Tham khảo thêm: Báo giá sàn gỗ Egger cao cấp nhập khẩu từ Đức
7. Ứng dụng của ván gỗ laminate
Ván gỗ công nghiệp phủ Laminate là một vật liệu có ứng dụng đa dạng trong đời sống hàng ngày, bao gồm:
- Ốp tường: Đem lại vẻ đẹp thanh lịch và thời thượng cho ngôi nhà theo phong cách hiện đại.
- Cửa gỗ công nghiệp Laminate được sử dụng làm cửa thông phòng, cửa ra vào căn hộ chung cư.
- Tủ bếp gỗ MDF phủ Laminate
- Giường ngủ gỗ công nghiệp phủ laminate
- Kệ tivi, kệ trang trí
- Tủ quần áo:
- Lavabo nhà tắm:
8. Phân biệt Laminate và Melamine
Khi nhìn vào bề ngoài, việc phân biệt giữa Laminate và Melamine có thể khá khó khăn. Tuy nhiên, có một số điểm đơn giản có thể giúp bạn phân biệt chúng:
Độ dày của vật liệu dán bề mặt: Laminate thường có độ dày từ 0.5-0.8mm, trong khi Melamine thì mỏng hơn, chỉ khoảng 0.2-0.3mm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào các vị trí hở như các vị trí khoan dùng để bắt bản lề hoặc tay nắm của tủ bếp.
Kiểm tra khả năng chống chầy xước: Sử dụng một vật có độ nhọn để cạo lên bề mặt của hai vật liệu. Do Laminate có khả năng chống trầy xước tốt, bề mặt hầu như không bị ảnh hưởng và vẫn giữ nguyên đường vân gỗ. Trong khi đó, lớp Melamine khá mỏng nên sẽ bị trầy xước, lộ lớp code gỗ bên trong và mất các đường vân gỗ.
Khả năng uốn cong: Vật liệu Laminate có thể được uốn cong để tạo ra các dáng quầy, kệ theo yêu cầu. Trái lại, Melamine có hạn chế về khả năng uốn cong và tạo dáng lượn lờ.
Giá thành: Gỗ phủ Melamine có giá rẻ hơn nhiều so với gỗ phủ Laminate.
9. Bảng báo giá gỗ công nghiệp phủ Laminate
Sản phẩm này bao gồm hai phần chính, vì vậy giá thành được tính như sau:
Giá ván = Giá ván ép gỗ công nghiệp + Giá ván lạng phủ Laminate + Chi phí gia công bề mặt.
Do đó, giá ván gỗ công nghiệp bề mặt laminate sẽ thay đổi tùy thuộc vào chủng loại, kích thước, xuất xứ.
Với bài viết này của Sàn Đẹp hy vọng bạn đã hiểu rõ về ván gỗ phủ Laminate là gì. Quý khách hàng có nhu cầu làm sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ xương cá, sàn nhựa, sàn gỗ ngoài trời xin vui lòng liên hệ Sàn Đẹp qua số hotline 0916.422.522 để chúng tôi tư vấn chi tiết và báo giá tốt nhất.