Đặc điểm và ứng dụng của gỗ ghép thanh tự nhiên

Gỗ ghép thanh tự nhiên là một sản phẩm đã có mặt trên thị trường tư lâu trên thế giới và phổ biến từ những năm 1970. Càng ngày, dòng sản phẩm này lại càng trở nên phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế, thi công sản xuất đồ gỗ nội thất, lát sàn.
Tại Việt Nam, các sản phẩm gỗ ghép chủ yếu là các dòng sản gỗ cao su ghép, gỗ thông ghép, gỗ tràm ghép, gỗ keo ghép, … chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà cũng được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy gỗ ghép thanh có những ưu và nhược điểm gì? Cấu tạo thế nào? Quy trình sản xuất ra sao? Trong bài viết này, Sàn Đẹp sẽ trả lời chi tiết về sản phẩm gỗ tự nhiên ghép thanh để bạn tham khảo.
ván gỗ ghép tự nhiên

Mẫu ván gỗ ghép thanh

1. Gỗ ghép thanh là gì? Cấu tạo của ván gỗ tự nhiên ghép thanh

Gỗ ghép thanh tự nhiên là một sản phẩm công nghiệp được hình thành bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước bằng nhau hoặc khác nhau thành một tấm ván lớn có kích thước lớn phù hợp với các mục đích sử dụng bằng dây chuyền công nghệ hiện đại.

Trên thị trường hiện nay có nhiều cách để làm gỗ ghép thanh bằng mộng gỗ hoặc bằng keo chuyện dụng như các loại keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC)

Mục đích để làm gỗ ghép thanh là tận dụng những thanh gỗ nhỏ chất lượng tốt từ các loại gỗ cứng, gỗ quý như giáng hương, gõ đỏ, lim, chiu liu, căm xe, óc chó, sồi, pơ mu, cà chít hoặc các loại gỗ mềm như gỗ cao su, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ xoan mộc, gỗ keo không dùng để đóng đồ nội thất đơn lẻ.

2. Quy trình sản xuất ván gỗ ghép thanh

Các nhà máy sản xuất ván gỗ ghép thanh đều có quy trình sản xuất tương tự nhau qua các bước:

Bước 1: Sấy gỗ

Đây là công đoạn quan trọng vì việc tẩm sấy nghiêm ngặt giúp loại bỏ nước còn trong gỗ, loại bỏ chất dinh dưỡng, nhựa, mủ còn trong gỗ và diệt nấm mốc. Việc sấy gỗ ở nhiệt độ cao với các phương pháp khác nhau giúp cho gỗ thành phẩm không bị cong vênh, co ngót dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm.

ván gỗ ghép thanh nằm dọc

Ván gỗ ghép thanh nằm dọc

Bước 2: Cắt phôi

Các thanh gỗ sẽ được cắt thành phôi có các kích thước phổ biến như sau:

- Rộng từ 50mm đến 95mm

- Dài từ 200mm đến 500mm

- Dày từ 10mm đến 40mm.

Các thanh phôi gỗ được lựa chọn có sự đồng bộ về màu sắc, loại bỏ những thanh phôi gỗ có nhiều mắt chết, nhiều khuyết tật và được đưa qua dây chuyền đánh mộng.
Các kiểu gỗ ghép thanh phổ biến:

- Ghép nối đầu đứng: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng độ dày (cùng hoặc không cùng độ dài) ghép với nhau theo các rãnh. Mộng đứng hình răng lược theo chiều đứng tạo nên sự chắc chắn của ván gỗ khi hoàn thiện nhưng để lộ mối ghép hình răng lược.

- Ghép nối đầu ngang: Mộng nằm ngang là các tấm ván gỗ đượng đánh mộng ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lược theo chiều ngang. Liên kêt snayf không chắc chắn như mộng đứng nhưng che giấu được mọng ghép mình răng lược.

- Ghép song song: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài được ghép song song với nhau.

- Ghép giác: Ghép giác là kiểu ghép khá phức tạp, các thanh gỗ được nối lại với nhau thành một khối rồi được xẻ theo kích thước định sẵn rồi dùng hai khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp với nhau.

Bước 3: Bào thô và tẩm keo

Phôi gỗ sau khi được đánh mộng sẽ chuyển qua dây chuyền bào thô và tẩm keo dính chuyên dụng tại các mộng định hình và 2 cạnh bên của phôi. Các mộng gỗ được ghép với nhau theo 2 phương thức ghép thẳng hoặc ghép ngang tạo thành các tấm ván gỗ lớn có kích thước phổ biến là dài từ 2400mm, chiều rộng từ 1200mm. Tấm ván gỗ được ghim trên tấm bảng ép có lực ép mặt và cạnh trong vòng 12 giờ để đảm bảo mật độ kết dính giữ cho các tấm phôi gỗ lắp ghép với nhau ổn định.

Bước 4: Chà nhám, phun sơn và kiểm tra chất lượng

Khi tấm ván gỗ ghép thanh đã ổn định sẽ được đưa đi chà nhám. Tùy mục đích sử dụng mà tấm ván gỗ tự nhiên ghép thanh được chà nhẵn hoặc phủ sơn pu, sơn UV chống xước. Tấm ván gỗ ghép thanh tự nhiên sẽ được cắt theo các quy cách tiêu chuẩn là 1200*2400 mm, hoặc 1220*2440 mm.

Cuối cùng là kiểm định chất lượng tấm ván gỗ thành phẩm có đạt các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt hàng hay không.

Ván gỗ ghép thanh nằm ngang

Ván gỗ ghép thanh nằm ngang

3. Ưu và nhược điểm của tấm gỗ ghép thanh tự nhiên

- Sản phẩm tấm gỗ ghép đã qua các bước xử lý bằng dây chuyền công nghệ cao, được giám sát và kiểm định nghiêm ngặt trong từng khâu sản xuất nên hạn chế tối đa tình trạng cong, vênh, co rút hay vặn xoắn, chống mối mọt tốt.

- Ván gỗ được ép bởi áp lực cao trong 12h, các mối ghép bằng keo chắc chắn nên có độ bền cao, chịu nước, chịu lực và chịu va đập tốt.

- Đa dạng về mẫu mã, kích thước, bề mặt tấm ván gỗ được sơn phủ chất lượng cao nên bền màu cao, chống xước rất tốt.

- Nếu nhà máy sản xuất ván gỗ tự nhiên ghép thanh có dây chuyền máy móc hiện đại, các tấm phôi gỗ được lựa chọn đồng chất, màu sắc tương đồng thì chất lượng không thua kém gì so với gỗ tự nhiên nguyên khối. Giá ván gỗ ghép thanh thấp hơn 20-40% so với gỗ tự nhiên nguyên khối tùy vào kích thước và chất lượng.

- Gỗ ghép thanh được làm từ gỗ rừng trồng và tận dụng các thanh gỗ nhỏ trong sản xuất đồ gỗ nên góp phần bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, giải quyết được vấn đề khan hiếm của gỗ tự nhiên hiện nay.

Nhược điểm: Gỗ ghép thanh do được ghép từ các tấm gỗ nhỏ nên nhìn khá rối mắt, vân gỗ không giống nhau. Không có nhiều sự đồng đều về màu sắc. Gỗ ghép bằng các mộng răng cưa nên tính liên kết không cao bằng gỗ tự nhiên nên không được sử dụng để sản xuất chi tiết mỹ nghệ.

gỗ ghép giác

Ván gỗ ghép giác

5. Ứng dụng của gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh giá rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên thanh solid nên ngày càng được sử dụng cho các ứng dụng làm đồ nội thất trong nhà ở hoặc các công trình thương mại như: giường, tủ, tủ sách, kệ tivi, kệ sách, bàn làm việc, bàn quán ăn & quán café, tủ bếp, bàn học sinh, giường tầng trẻ em, lát sàn nhà, ốp tường, ốp trần bàn ghế quán café, nhà hàng, làm đồ chơi trẻ em … Sản phẩm mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng, an toàn cho sức khỏe con người.

6. Các loại gỗ ghép tốt nhất, phổ biến nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ ghép để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Nhưng gỗ ghép loại nào tốt? Sau đây Sàn Đẹp sẽ cung cấp thông tin đến bạn.

Gỗ ghép là nguyên liệu xây dựng phổ biến được tạo thành từ việc kết hợp các lớp gỗ nhỏ thành một tấm lớn và mạnh mẽ. Dưới đây là một số loại gỗ ghép nổi bật:

6.1. Gỗ ghép cao su

Gỗ ghép cao su được tạo ra từ việc kết hợp các thanh gỗ cao su tự nhiên sau khi trải qua xử lý ẩm ướt và chống mối mọt. Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của loại gỗ ghép cao su:

Ưu điểm:

Không cong vênh và mối mọt

Đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng

Bền bỉ và đáng tin cậy không kém phần các loại gỗ tự nhiên khác, giúp đảm bảo sự ổn định và độ tin cậy trong sử dụng.

Giá gỗ ghép cao su thường có giá thấp hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối, đồng thời vẫn mang lại các ưu điểm về mỹ quan và chất lượng.

Nhược điểm:

Tuổi thọ ngắn hơn gỗ tự nhiên

Chịu lực kém hơn vì vậy cần phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu tải cao.

Không đều về màu sắc do được ghép từ nhiều tấm ván.
-> Tham khảo thêm: Sàn gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất?

ván gỗ ghép cao su

6.2. Gỗ ghép xoan mộc

Gỗ ghép xoan mộc được tạo thành từ cây xoan mộc sau khi trải qua các quy trình xử lý để đảm bảo tính chất lượng.

Ưu điểm:

Độ bền cao và chịu lực tốt.

Không mối mọt và cong vênh dưới tác động của thời tiết.

Giá cả hợp lý

Nhược điểm:

Chịu nước kém hơn so với một số loại gỗ khác, do đó cần cẩn thận khi sử dụng trong các môi trường có độ ẩm cao.

Độ cứng thấp hơn gỗ tự nhiên

Giới hạn về vân gỗ

6.3. Gỗ ghép tràm

Gỗ ghép tràm là một loại vật liệu xây dựng phổ biến được tạo ra từ gỗ tràm tự nhiên. Quá trình sản xuất gỗ ghép tràm bao gồm việc xử lý gỗ ở nhiệt độ cao và ép các tấm gỗ nhỏ lại với nhau, tạo thành các tấm lớn và mạnh mẽ. Đây là một số đặc điểm quan trọng về loại vật liệu này:

- Kháng mối mọt và ẩm mốc

- Độ bền cao giúp nó phù hợp cho nhiều ứng dụng xây dựng, từ làm nội thất cho đến ốp tường và sàn nhà.

- Chống con vênh đảm bảo rằng gỗ ghép tràm duy trì hình dạng và kích thước ban đầu trong quá trình sử dụng.

- Đa dạng về kích thước, mẫu mã tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án.

- Giá cả hợp lý từ 430,000đ/ tấm – 680,000đ/ tấm
-> Tham khảo thêm: Giá lắp đặt sàn gỗ ngoài trời tại Hà Nội
ván gỗ ghép keo tràm

6.4. Gỗ ghép phủ veneer

Gỗ ghép phủ veneer là loại gỗ được sản xuất thông qua việc sử dụng ván gỗ veneer phủ lên bề mặt tấm gỗ ghép tự nhiên, sau đó được ép lại bằng nhiệt độ cao. Điều này tạo ra một lớp phủ mang lại màu sắc đồng nhất, tự nhiên và hấp dẫn. Loại gỗ ghép Veneer này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và được phân thành các loại sau:

- Gỗ ghép phủ veneer sồi: Loại này sử dụng ván veneer từ cây sồi tự nhiên phủ lên bề mặt gỗ ghép, tạo ra sản phẩm đẹp mà không lộ vết mối nối.

- Gỗ ghép phủ veneer gõ đỏ: Loại này cho phép ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất nội thất như tủ bếp, tủ quần áo, giường, cửa và nhiều ứng ụng khác.

- Gỗ ghép phủ veneer xoan đào: Sử dụng ván veneer xoan phủ lên bề mặt gỗ tấm gỗ ghép để tạo ra các sản phẩm có bề mặt đẹp.

- Gỗ ghép phủ veneer óc chó: Bề mặt của lớp gỗ này được phủ bởi một lớp ván lạng mỏng từ gỗ óc chó.

- Gỗ ghép phủ veneer xoan đào: Đây là loại gỗ được làm từ những tấm dát xoan đào mỏng từ 0.3 – 0.5cm, có độ bền tương đối cao.

- Gỗ ghép phủ veneer căm xe: Loại gỗ này có độ bền cao, hạn chế mối mọt, chịu được mưa nắng. Thường được sử dụng trong đồ mộc và xây dựng.

- Gỗ ghép phủ veneer ASH: Gỗ ghép thanh phủ veneer ASH có khả năng chống cong vênh, mối mọt, và chống ẩm cao. Vân gỗ veneer ASH thường được sử dụng để làm nội thất như giường, tủ, kệ tivi, kệ sách, bàn học và có bề mặt sáng đẹp.

Ưu điểm của gỗ ghép phủ veneer:

Màu sắc đồng nhất với nhau.

Chịu nhiệt độ cao.

Không bị ẩm mốc, mối mọt, co ngót hay dãn nở khi thay đổi thời tiết.

Lớp phủ veneer có màu sắc đa dạng, đường vân gỗ rõ nét, đảm bảo thẩm mỹ cao, sang trọng.

Màu tự nhiên, bền và không bị phai màu như khi sử dụng màu sơn.

Thân thiện với môi trường và an toàn cho con người.

 

Kết luận:

Dựa vào những thông tin mà Sàn Đẹp đã cung cấp ở trên, hi vọng bạn sẽ không còn băng khoăn khi lựa chọn các đồ nội thất hoặc lát sàn bằng gỗ ghép thanh. Giá gỗ ghép thanh không nhưng rẻ mà tuổi thọ lại khá cao, an toàn với sức khỏe con người.

Hiện nay, công ty chúng tôi cung cấp và lắp đặt các loại sàn gỗ ghép thanh Fj, FJL làm từ gỗ căm xe, gỗ sồi, gỗ walnut, gỗ chiu liu, gỗ giáng hương, gỗ gõ đỏ, gỗ cà chít, gỗ lim, gỗ pơ mu chất lượng cao với giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Chi tiết về kích thước và báo giá sàn gỗ tự nhiên mới nhất Quý khách hàng tham khảo tại link https://sango.us/san-go-tu-nhien hoặc liên hệ hotline 0916.422.522 để được giải đáp nhanh nhất.

Tin tức cùng loại